Lê Thiết Cương: KẺ ĐI TÌM CHÌA KHÓA…

 Lê Thiết Cương

 Gallery 39A, nhà Lê Thiết Cương lâu nay là salon nghệ thuật có tiếng ở Hà Nội. Đoạn đẹp nhất phố Lý Quốc Sư, mặt tiền thênh thang rộng sắc màu đầy tính hội họa, chỉ dành cho mấy người bán nước bán xôi ngồi nhờ. Bước qua khung cửa xanh là một thế giới khác, tối giản và thuần Việt của Cương. Không gian ấy an lành và tĩnh lặng, nhuốm màu xưa cũ. Trong gam trầm của đồ gỗ và gốm sứ cổ, của những bức tranh rất nhiều khoảng trống chỉ một màu nhạt không chuyển tone – Lê Thiết Cương với chemise rực màu cam và giọng nói cáu kỉnh, nổi bật đến độ cô độc.

  • Làm thằng đàn ông, biết thế nào là nhục thì mới không hèn.

    Chiếc ghế gỗ tôi tình cờ ngồi ở phòng khách tầng trệt có nét điêu khắc mềm mại và tinh xảo như chỉ thêu trên vải, chạm trên lưng ghế là một bài thơ. Dân chơi đồ cổ gọi ghế này là đoản kỷ, Cương muốn gọi bằng tiếng Việt là Ghế Yêu (vì chỉ đủ chỗ 2 người ngồi). Món cổ vật hơn 200 năm tuổi này được Lê Thiết Cương đặc biệt nâng niu, thành quả của một lần đấu giá chí chết với “tụi Tây”. Cương chơi đồ cổ, nhiều thứ quý và cực độc, anh bảo mình tầm đồ vì tình, giữ không “chảy máu” ra nước ngoài được chút nào quý chút ấy, đồ của người Việt thì phải thuộc về người Việt. Sau, nếu có bảo tàng nào đủ yên tâm, anh sẽ tặng lại. Từ câu chuyện thế nào là bảo tàng Tử Tế, chúng tôi không tránh được nhắc về  di sản và những “ấm ức” rất Lê Thiết Cương – (kẻ nói thật đến khó nghe, khó chịu, luôn “nhúng mũi” vào những bức xúc về đời sống văn hóa)…

– Trước những lố lăng đồi bại của xã hội, tôi thấy rất nhiều người không có phản ứng gì. Không biết có phải do gốc gác là tính an phận thủ thường của kẻ sĩ Bắc Hà, mà giới nghệ sĩ phía Bắc (đặc biệt là Hà Nội) lại thường nhát, không dám bộc lộ một cách minh bạch và công khai chính kiến của mình, mỗi khi có bức xúc về môi trường văn hóa. Anh thì lại nói quá nhiều, đến mức gây khó chịu. Người quý thì bảo có tấm lòng, còn không có khi đánh giá là nhiễu sự….

+Tiểu thuyết “Tuổi 20 yêu dấu” của Nguyễn Huy Thiệp thuở ban đầu đưa đến một NXB, người biên tập có đề nghị: “Anh có thể giữ nguyên ý của mình, nhưng tự viết lại đoạn đó cho mềm mại đi?!”. Ông Thiệp nói ý là: “Trước một câu chuyện đồi bại trong xã hội, người bán chè xu hay xe ôm đều bức xúc, nhưng trong giới hạn của họ, chỉ có thể trò chuyện với nhau về những bức xúc đó ở vỉa hè. Thằng nhà văn phải có trách nhiệm nói chuyện bằng giấy trắng mực đen, phải in ra và phát hành một cách chính thức”. Tôi cũng có chút tên, chút uy tín ở xã hội. Ông Giời ông ấy trao cho tôi sứ mệnh là thằng nghệ sĩ, thì tôi phải phát ngôn chính thức bằng vị trí của mình trên công luận về những chuyện của đất nước. Thấy những hành xử nhố nhăng với văn hóa tôi không chịu được, phải lên tiếng. Bởi tính xấu mà tôi ghét nhất là thói ngậm miệng ăn tiền. Tính này, tiếc rằng nó lại phổ biến ở giới nghệ sĩ Hà Nội.

-Tôi thì thấy trách nhiệm công dân không chỉ yếu kém ở nghệ sĩ mà còn ở giới trí thức nữa. Những người có trình độ và văn hóa cao hơn mặt bằng chung, nhưng chỉ thường chê bai oán thán những nhố nhăng thời cuộc trên Face Book và ở bàn nhậu, tỏ ra mình cũng trăn trở và biết đúng sai. Nếu họ cố gắng để phản biện quyết liệt và công khai, biết đâu đã thay đổi phần nào những nhố nhăng đó..

+Trí thức trong xã hội là những người hơn ai hết cần coi phản biện là thái độ sống cơ bản. Sự im lặng trước những điều tồi tệ, đồng nghĩa với thái độ đồng lõa, nó là cái đớn hèn. Làm thằng đàn ông, phải có cảm xúc, phải biết thế nào là nhục thì mới không hèn. Phải tự thấy nếu không nói ra là nhục nhã, thì người ta mới không hèn. Lại quay về chuyện của Nguyễn Huy Thiệp. Khi lời đề nghị phải sửa để tác phẩm “mềm mại” đi, lão ấy nói: “Thằng nhà văn chỉ có cách phát ngôn duy nhất là tác phẩm, bằng giấy trắng mực đen. Nếu bảo tôi gạch đoạn đó đi, sửa nó, khác gì tôi bịt mồm tôi! Không in thì thôi!”. Và ngày hôm nay, quyển đó vẫn chưa in. Đó là một câu chuyện rất hay về thái độ sống không thỏa hiệp. Nói thật, trong giới họa sĩ, nhiều người rất kém và hèn. Ai cũng chăm chăm chuyện đi bán tranh, kiếm tiền, mua nhà mua cửa để cho thuê, buôn đất đai…Họ tự bịt tai bịt mắt bịt mồm khi phải đụng chạm đến giới quản lý văn hóa, hoặc những dư luận có trái chiều. Họ sợ ảnh hưởng, phiền hà, bị ghét.

-Chăm chăm vẽ tranh, kiếm tiền, bán tranh, mua nhà…anh có cam đoan mình đứng ngoài những thứ đó không? Có khi không nói chẳng phải vì hèn, mà người ta chẳng có  vị thế để nói?

+Tôi đứng ngoài thật! Tôi không có nửa mét vuông nhà nào cho thuê, không đầu tư đất đai, không buôn bán gì. Tôi bán tranh giá đắt lại là việc khác. Những người kia cứ bán được tranh, cứ mua được đất, cứ đầu tư nhà hàng quán xá…và cứ phản biện, cứ bức xúc như những công dân có trách nhiệm thì tôi tôn trọng họ quá! Tôi biết rằng, có nhiều họa sĩ ít tuổi hơn tôi cũng nghĩ điều đó, nhưng họ ngại không dám nói ra, vì dễ bị nghĩ “Trâu buộc ghét trâu ăn”, thằng ấy chưa bán được nhiều tranh, nên ghen tị mà dèm pha. …Nói thật là vì nhà tôi rất to, tôi mới nói được!

 

-Tự ôm rơm rặm bụng, tự mình bắt mình đi “canh gác di sản”. Gác nhưng không gác được, nó vẫn mất mát và biến dạng đó thôi. Đọc những bài báo của anh khi có một câu chuyện tổn thương di sản, tôi tự hỏi không biết anh giữ được bao nhiêu lâu thái độ này? Mình bất lực, mình không làm được gì thêm, mình gắng gỏi để tạo thay đổi nhưng không chạm vào ai,  và mọi chuyện vẫn nhố nhăng…Anh có bị rơi vào cảm giác đó không?

+ (Thẫn thờ một lúc) Bạn đi tour một vòng các ngôi chùa quanh Hồ Tây chưa? Hỏng hết rồi. Bây giờ các chùa đều là bối cảnh phim cổ trang Trung Quốc, không còn theo nguyên tắc tín ngưỡng và thẩm mỹ của người Việt nữa. Lúc bi quan nhất tôi nghĩ, bài báo mình viết ra rồi cũng chỉ dăm ông bà có cùng quan tâm đọc với nhau, chứ chẳng đánh động đến ai. Nhưng rồi chẳng lẽ vì không có ai đọc, hoặc chẳng có tác động đến chính sách, đến những người có quyền…thì mình không làm gì?! Nếu cứ nghĩ thế, thì còn ai làm gì? Đâu còn phải là con người! Con người tử tế và lành mạnh là phải biết bức xúc trước những cái xấu.

  • Nghệ sĩ của chúng ta có yếu điểm là không thật lòng.

  Lê Thiết Cương là một đại diện quan trọng của hội họa sau thời kỳ Đổi Mới. Lứa ấy, phê bình mỹ thuật gọi là Thế hệ Vàng, với sự bùng nổ của tinh thần tự do và tính cá nhân, vừa dân tộc vừa hiện đại, cách tân ngôn ngữ nhưng vẫn đảm bảo bám rễ sâu vào nguồn mạch văn hóa truyền thống.

– Hoạt động mỹ thuật trong vòng 15 năm trở lại đây sôi động về bề mặt , (trên số lượng các triển lãm và gallery) nhưng lại có phần hời hợt, nông cạn, tự lặp lại mình và bị thương mại hóa. Tinh thần không còn sự hồn nhiên và tính cá nhân đặc sắc như thế hệ Đổi Mới của các anh. Vì sao lại có sự hẫng nhịp này?

+Lứa họa sĩ sau thế hệ Đổi Mới bị cái bệnh ảnh hưởng Trung Hoa quá mạnh, kể cả những người rất nổi tiếng. Thế hệ chúng tôi đứng trên nền văn hóa Làng, nhìn sang Châu Âu để cách tân. Thì lứa sau đứng ở hội họa Trung Hoa để nhìn ngược về Việt Nam. Tôi có cảm giác là cái tạng tính dân tộc của họa sĩ Trung Hoa lục địa, khi vô thức tập thể mạnh, thì đi vào Pop Politics dễ hơn người Việt. Nghệ sĩ của chúng ta có yếu điểm là không thật lòng. Vì Pop Politics là một trong những cách để nghệ sĩ phản kháng, nhưng những người vẽ Pop Politics ở Việt Nam họ có phản kháng gì đâu, đến phản kháng về văn hóa họ còn không dám…

-Trở lại điều chúng ta nói lúc trước, là trí thức và nghệ sĩ phải có thái độ phản biện. Và khi các nghệ sĩ đương đại thực hiện sứ mệnh phản biện (bằng nghệ thuật của mình), mà ta kết luận họ không thật lòng – liệu có là quy chụp?

+Khi không có đời sống ấy, thì không có tấm lòng ấy đâu bạn. Nghệ thuật đương đại nhất thiết phải có ý, không có 1 tác phẩm sắp đặt và trình diễn nào lại chẳng có ý gì, mà để có ý thì phải trở lại câu chuyện thái độ sống. Nghệ thuật đương đại rất mạnh trong việc biểu đạt thái độ của người nghệ sĩ. Muốn thế, anh phải có  ý thức công dân, tấm lòng, sự hiểu biết về xã hội và chính trị. Mà tất cả cái đó đều cần có bề dày văn hóa, có trải nghiệm, học và đọc và nghe nhiều, cần thời gian để bồi đắp. Tôi có thể dẫn chứng những tên tuổi có tay nghề rất cao, thành công về thị trường, có triển lãm nước ngoài…Nhưng tôi không nhìn thấy chính họ trong tác phẩm. Ngày xưa, văn nghệ chỉ có con đường phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân và kháng chiến thì tác phẩm rất hay, cực kỳ xúc động. Là vì người ta thực lòng. Nghệ sĩ họ yêu nước thật, họ thấy cách mạng là thiêng liêng thật. Thì mới vẽ hay được như thế. Điều đó chứng tỏ rằng, không cứ phải có xung đột giữa văn nghệ và chính trị mới có được tác phẩm lớn. Bây giờ rõ ràng văn nghệ không nhất thiết phục vụ chính trị thì chẳng có tác phẩm hay.

 

-Các họa sĩ trẻ không còn mê đắm con đường hội họa giá vẽ. Cảm giác họ quăng ra bất cứ cái gì cũng là trình diễn hay sắp đặt. Phê bình mỹ thuật cũng tranh cãi nhiều, rằng đương đại của các họa sĩ bây giờ có thực là đương đại? Hay nghệ thuật đương đại cũng nhiều lúc làm trò bịp kiểu “hoàng đế cởi truồng”?

+Nghệ thuật đương đại bỏ đi sự công phu, rèn luyện hàng ngày của tay- là cái công phu nghĩa đen. Nhưng nó đòi hỏi công phu khác của việc sống và trải nghiệm, công phu của việc học. Anh thấy dễ bởi đời sống của anh nông thôi, cái đó nó là sự nguy hiểm của con dao hai lưỡi, nó đang bị lạm dụng. Cũng có những họa sĩ làm đương đại có tác phẩm tốt. Tôi rất thích Trương Tân, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Phước….Vấn đề ở đây là những người hưởng thụ văn hóa (là khán giả) lại không chạm tới. Nghệ thuật đương đại đòi hỏi phông văn hóa ở cả người sáng tạo và người tiếp nhận. Khi công chúng không thể tương tác, do không đủ trình độ thì cũng không thể đổ lỗi hết cho các nghệ sĩ. Ngày hôm nay người ta muốn trở thành công chúng của Nghệ thuật, nhất thiết phải tự đào tạo mình.

  • Cuối cùng tôi cũng là một thằng người đầy nhầm lẫn

Lê Thiết Cương có nói, anh không thể sống nếu một ngày không dính líu đến nghệ thuật. Tính Cương hào phóng rộng rãi, lại có“biệt nhãn liên tài”, lại yêu bạn yêu bè như yêu thân. Nên anh tự nguyện làm Mạnh Thường Quân cho biết bao văn nghệ sĩ Hà Nội. Từ 2005 đến 2011, tại Gallery 39A đã “xảy ra” 30 cuộc triển lãm: tranh Trịnh Công Sơn, Đào Hải Phong; điêu khắc của Lê Đình Nguyên; ra mắt sách của Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh, Nguyễn Huy Thiệp; lễ mở xiêm y cho đào nương Phạm Thị Huệ, ảnh của Đặng Ngọc Thái… Không chỉ miễn phí hoàn toàn, có khi Cương còn bỏ tiền túi ra lo ngược cho nghệ sĩ. Tận tụy và kỹ lưỡng, chăm chút từng cái giấy mời trở đi, người ta tưởng như bất kỳ cuộc triển lãm nào ở Gallery 39A cũng là Của Lê Thiết Cương. Không khí salon nghệ thuật đúng nghĩa, nơi người ta  hăm hở hết lòng, nơi người ta thấy mình được kích ứng (và tạo ra kích ứng), nơi người ta khao khát chia sẻ sáng tạo…từng hiện diện trong ngôi nhà hào hiệp này.

  Cuối 2011, Lê Thiết Cương tuyên bố đóng của Gallery 39A, một cái tin bằng bao thuốc lá trên báo Tuổi Trẻ nói lý do: vì anh muốn tập trung thời gian cho những dự án cá nhân. Tôi thì đồ rằng sự thật là Cương chán, ngọn lửa hào hiệp của anh hóa ra cũng chỉ là một quầng ấm áp nho nhỏ cho một bọn người nghệ sĩ đơn độc. Nó không truyền nóng  được cho đám đông hờ hững ngoài kia, anh hình như đau khổ vì trong đám đông đó, có rất nhiều kẻ làm oan sứ mệnh nghệ sĩ…

Thì Lê Thiết Cương lại quay Về Mình, loay hoay tìm ý nghĩa việc Sống trong Vẽ (và có khi ngược lại?).

– Tôi nhớ, anh từng bảo nếu bắt Lê Thiết Cương vẽ một cái tranh xấu là vô cùng khó, sống mới khó chứ vẽ không khó! Cái việc sống quan trọng hơn làm nghệ thuật, anh nhận ra từ lúc nào?

+ Điều này, khi trẻ người ta không nhận ra được. Tôi nhận ra đổi mới chính mình rất khó. Quan niệm nghệ thuật thì không thể đổi, nó là cái vân tay. Nhưng mình không được lặp lại mình. Không có một nghệ sĩ chân chính nào lại không khát khao đổi mới mình, được khác chính mình. Cái điều đó như một sự tự trọng, nếu không thì mình cầm bút vẽ tiếp mà làm gì? Ai cũng có ước ao đấy, nhưng phải nhớ là mọi biến động trong nghệ thuật dứt khoát phải là biến động trong đời sống, nếu không sẽ chỉ là sự giả vờ. Mà thức ăn của nghệ thuật có cái ác là nó không chỉ ăn hạnh phúc, mà nó còn đòi ăn sự mất mát, sự bất hạnh, thậm chí cả bệnh tật. Chứ khỏe quá, hạnh phúc quá có khi lại không được.

-Tranh của anh càng ngày càng buồn, càng nhiều khoảng trống, càng yên tĩnh. Ngày xưa cũng từng náo nức hòa sắc cơ mà…

+Nó theo tuổi. Càng già càng lặng. Nó đúng với đời sống thật của tôi. Bây giờ tôi vẽ màu âm âm thế này.

-“Nghệ thuật là cách tìm về mình, là mình, làm mình”- cũng của chính anh tuyên ngôn nhé, trong một bài báo tôi đặt anh viết về lý do anh chọn nghệ thuật tối giản…

(Lê Thiết Cương mang ra bức tranh vừa mới vẽ, một hình người ngồi bó gối với 3 chiếc chìa khóa chập chờn trên đầu).

+Đây! Trở về mình! Ai chẳng khao khát tìm được mình, sống chân thật với mình. Cái số 3 nó như số nhiều ấy, có thể bạn có rất nhiều chìa khóa, nhưng chưa chắc đã mở được cánh cửa để về với mình. Có khi đi rất nhiều đường, có khi cả một thế hệ chưa chắc đã tìm thấy mình, chưa nói đến một cá nhân. Trong nghề, có những người rất chăm chỉ, yêu nghề nhưng cả đời vẫn chỉ là nghệ nhân. Nghệ thuật nó bạc lắm.

– Soi mình trong nghệ thuật, anh thấy rõ hơn điều gì?

+Là thấy cuối cùng tôi cũng là một thằng người đầy nhầm lẫn, yếu đuối, và không tìm thấy chìa khóa. Đầy mơ mộng, có từng ấy cái chià khóa, cũng cố gắng mở nhưng không biết có mở đúng căn phòng  của mình hay không? Cũng chẳng biết thế nào là đúng sai, rồi nhầm lẫn hết cả. Thực sự nếu có một giây phút nào đó thoáng qua mình biết được chuyện sai- đúng, xấu- đẹp, thì lúc đó cũng không còn cơ hội làm gì nữa, vì khi trẻ mình đã sống ào ào như một quán tính. Đến tuổi này mới nhận ra, thế này mới là đúng, mình làm thế kia là lạc mình, nhưng không còn thời gian hay cơ hội nữa, muộn hết rồi. Vì còn là sức khỏe, còn là trong mình muốn làm điều đó không. Bây giờ tôi còn nhiều dự án hay, ý tưởng đã có, chuẩn bị hết rồi, mọi việc đã vạch ra đủ… nhưng lòng mình thấy chán, năng lượng không đủ mạnh, nên vẫn không thể bắt tay vào được. (Nói đến đây, Lê Thiết Cương dừng mắt ở bức ảnh treo đối diện chỗ ngồi. Ảnh này, Cương chụp trước cửa nhà mình, một người đàn ông nghèo dắt chiếc xe đạp chở rau muống, nụ cười của ông ta thật thanh thản và nhẹ nhõm). Hàng ngày tôi ngồi vị trí này, cái ảnh đối diện tầm mắt, nhắc tôi rằng mình vẫn phải sống thôi. Cuộc sống là thứ ta không trốn tránh được, thì hãy cố gắng thưởng thức nó cao nhất trong điều kiện mình có thể. Mình chỉ được xây ngôi nhà trên miếng đất của mình, không thể tìm hạnh phúc ở miếng đất của người khác. Một người nông dân, chỉ có chiếc xe đạp cà tàng, quần áo cũ nát, đống rau muống còn ế nguyên- mà ông ta vẫn cười được. Thế mà mình không cười, thì mình thật vớ vẩn.

Các triển lãm cá nhân của Lê Thiết Cương

2013   Triển lãm 13, Gallery 39, Hà Nội, Việt Nam

2009  Hòa Bình,  Gallery Shingendo, Tokyo, Nhật Bản

2008    Chuyện của Lan,  Gallery Thanh Bình, Hà Nội, Việt Nam

2007:   Như Không, Trung Tâm văn hóa Hàn Quốc, Hà Nội, Việt Nam.

2004 : Gặp Mình, Gallery55, Bangkok, Thái Lan.

2003 : Đối Thoại không lời, Gallery Plum Blossoms, New York, Mỹ

1998 : Việt Nam ngày nay, Gallery Andy Julien, Zurich, Thụy Sỹ.

1995Con đường tĩnh lặng, Plum Blossoms, Hong Kong & Singapore.

1991 : Đồng dao, 16 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam.

Hiện có tranh treo tại Bảo tàng Quốc gia Singapore

NHỮNG CÂY VĨ CẦM CỦA XUÂN HUY

 

Xuân Huy

Phụ Nữ TP Xuân 2013

   Xuân Huy có một tin tưởng mãnh liệt (mà anh khẳng định là không điên rồ chút nào), rằng hàng trăm năm sau, những cây vĩ cầm của anh vẫn còn, nó có thể đang phiêu du ở một vùng đất nào đó, trong nhung lụa hoặc khốn cùng, nhưng cây đàn ấy vẫn đang tồn tại và có linh hồn!

  Ở vỉa hè Lý Thái Tổ những chiều cuối tuần, Xuân Huy là linh hồn của dàn nhạc giao hưởng Luala. Anh ngồi giữa những nghệ sĩ đàn dây- như một kết nối đầy tự do. Xuân Huy kéo vĩ cầm, mái tóc rối bời, đôi mắt luôn nhắm nghiền, anh chơi nhạc cổ điển trên đường phố theo cách cực kỳ phóng túng và nhập thân tuyệt đối , như thể chỉ còn duy nhất anh và âm nhạc trong một kết nối thiêng liêng vĩnh cửu. Rời khỏi cây mã vĩ, dường như không còn liên quan gì giữa gã đàn ông ngơ ngác có gì đó rất lặng lẽ, với người nghệ sĩ vừa mở ra cánh cửa ngập tràn hân hoan và dịu dàng – bằng tiếng đàn quyền năng của anh ta. Dường như Xuân Huy vừa khóa mình lại tức khắc, cùng với việc cẩn trọng đặt chiếc violin bé xíu vào cái hộp nhung.

    Người ta từng gọi Nguyễn Xuân Huy là “thần đồng âm nhạc”. Thì đây, tiểu sử nghệ thuật thời niên thiếu và những năm tháng trai trẻ của anh “oách” thế này: thủ khoa khoa Violin của Nhạc Việt Hà Nội, xếp thứ hạng cao trong cuộc thi “Tài năng vĩ cầm trẻ” ở Venhepsky (Ba Lan), du học Violin tại học viện Tchaikovsky, người Việt Nam duy nhất chơi trong Dàn nhạc Giao hưởng Century của công nương Diana với những chuyến du diễn khắp Châu Âu…Chuyện quá khứ đó, có thể những người  Hà Nội đợi chờ để gặp anh ở vỉa hè Luala concert không hề biết, cũng như họ không biết người nghệ sĩ vĩ cầm mà mình yêu quý còn là một nghệ nhân chế tác đàn với đôi tay vàng. Còn Xuân Huy, anh chỉ cười láu lỉnh: “Mọi thứ bạn vừa nói đến, chẳng có gì quan trọng, nó chỉ đơn giản là một câu chuyện trong bao câu chuyện- về một con người mà thôi!”.

Vậy thì, tôi sẽ kể câu chuyện về người làm đàn!

Trong mắt Xuân Huy, để xứng đáng được gọi là một cây violin chuẩn mực trong dàn nhạc cổ điển – phải là một cây đàn được làm thủ công bằng tay, một bản thể duy nhất với chỉ số không lặp lại từ thân, phím, màu vecni, cho đến âm vang của tiếng đàn khi cất lên. Loại violin làm đại trà bằng máy, giống nhau như đúc từ màu vỏ, hình dáng cho đến âm thanh, đẹp cùng một kiểu long lanh vô cảm, có một nhận dạng chung khó chịu: sự vô hồn trong tiếng đàn. Một nhạc cụ trong bộ Acoustic mà người đời thường định giá là sang cả như cây đàn Piano, thì càng đánh càng hỏng, càng để lâu càng đi xuống, vừa xuất xưởng đã mất giá. Cây đàn violin đích thực càng để lâu sẽ càng đẹp, tiếng đàn và thân đàn ám màu thời gian càng trở nên quyến rũ, vì thế nó đương nhiên càng đắt. (Năm 2012, giá nhạc cụ đắt nhất thế giới thuộc về Guarneri Vieuxtemps, cây đàn violin được làm từ năm 1741 bởi nghệ nhân người Ý Guarneri del Gesù, được bán với giá 18 triệu đô la).  Nếu giữ cẩn thận, một cây đàn Violin được làm tốt, hoàn toàn đạt được tuổi thọ 500-600 năm.

   Thùng đàn của cây Violin bé nhỏ có kết cấu giống như mái vòm của một nhà thờ, âm thanh được truyền trong đó để khi cất lên phải có một độ vang mê dụ. Lớp trên của thân đàn được làm bằng loại gỗ Tùng xốp mềm mọc ở vùng rừng nước Ý; mặt dưới thân đàn là loại gỗ Phong có vân chun trong như ngọc, dai và chắc. Một cây đàn chỉ hay khi thân gỗ tạc lên nó phải có tuổi thọ hơn 100 năm; cây cổ thụ đó được chặt, để khô tự nhiên và ám thời gian hơn 50 năm nữa.(Gỗ để hong trong bóng rợp đươc hơn chục năm vẫn bị coi là còn tươi, làm đàn ra âm thanh chói, khé, chua và lạnh). Mỗi nhà chế tạo đàn có một bí quyết xử lý gỗ, với mục đích cuối cùng: phiến gỗ để đẽo đàn phải được rút kiệt nhựa, độ khô của miếng gỗ ấy phải tương đương với thời gian phơi chừng…300 năm. Gỗ càng cũ – tiếng đàn càng dịu ấm, sáng và tròn trịa, trong ngọt giống tiếng người. Lớp Vecni đàn không chỉ để cho đẹp, mà để điều chỉnh âm thanh chụm lại. Loại vecni có độ thẩm thấu trong suốt của những nhà làm đàn người Ý thế kỷ 17-19 (thời hoàng kim của những cây vĩ cầm) đến nay đã thất truyền, suốt hàng trăm năm sau không một nhà bào chế nào tìm ra được “mã hóa” kỳ diệu của loại vecni đó nữa. Người nghệ nhân phải tìm công thức trên từng chiếc đàn được làm ra dưới tay mình, bởi vậy không có 2 chiếc violin nào tiếng hoàn toàn giống nhau. Tôi băn khoăn không biết, liệu Xuân Huy có bị ám ảnh bởi bộ phim “Cây vĩ cầm đỏ” (The Red Violin), với cây đàn được hun đúc từ tình yêu, khát vọng và mơ ước, đau đớn và tuyệt vọng của nghệ nhân chế tạo đàn violin tài hoa Nicolo Bussotti – người đàn ông đã mất cả gia đình khi vợ ông không qua nổi cơn vượt cạn đứa con trai đâù lòng ? “Ám ảnh thì không! Nhưng đam mê và khát khao vẻ đẹp toàn bích thì dữ dội đúng như người nghệ nhân đã cắt tay vợ để lấy máu làm vecni đàn. Tính kỹ thuật chỉ là cái vỏ bề ngoài, ước vọng của người làm đàn là tạo ra được một cây đàn có âm thanh hoàn hảo- một vẻ đẹp nằm ngoài quy luật của thời gian và khiến mọi trái tim run rẩy…”. Xuân Huy nhấn mạnh thêm: “Đơn giản, đó là dấu ấn mà những người làm đàn chân chính đều muốn nó tồn tại song hành cùng cây đàn đẹp đẽ nhất của mình, như một thứ “chữ ký” của anh ta trên cuộc đời này”.

  Để làm xong một cây đàn, Xuân Huy mất khoảng 4 tháng tỉ mẩn. Nhưng trước đó là quá trình thai nghén liên tục, cứ ám ảnh trong từng ngày sống, (thanh gỗ đang lọc ở giai đoạn nào, ngâm tẩm gỗ ở ngày thứ bao nhiêu, nhựa cây đã rút đến đâu, bao giờ thớ gỗ kiệt để có thể tạo phôi đàn…???). “Nhưng tất cả quá trình đằng đẵng ấy chưa giải quyết được điều gì. Cây đàn làm xong, phải tiếp tục chơi trên nó hàng năm trời, để xem tiếng đàn bị thiếu gì, thừa gì? Làm được cây vĩ cầm như mình sinh ra đứa trẻ, phải theo dõi tâm tính để dạy dỗ nó. Vì thế mà cây violin  đã tốt, để càng lâu năm càng quý” – Xuân Huy nói. Trên thế giới, rất ít nghệ nhân có thể chơi đàn như một nghệ sĩ, họ thường nhờ những tay vĩ cầm thủ chơi  hộ để tìm ra nhược điểm mà “dạy bảo” tiếp đứa con của mình. Xuân Huy luôn biết rõ sự may mắn của anh, khi tự  mình có thể làm ra và dạy dỗ trọn vẹn một cây đàn.

Người chế tác đàn Xuân Huy luôn tin chắc mọi cây vĩ cầm đều có linh hồn, khi sinh ra nó đã mang số sống hoặc số chết: “Hồn của cây đàn phụ thuộc vào người tạo ra và người chủ sử dụng nó, nó mang tâm tính và là tiếng lòng của người chơi nhạc. Khi người chủ cũ mất đi, thường rất lâu sau cây đàn mới có thể quen được với người chơi khác. Cây đàn có thể hưng phấn, giận dỗi, hay u buồn…giống như thế giới tâm hồn của con người. Có những nghệ sĩ đại tài, nhưng trên sân khấu họ vẫn vấp hoặc mắc lỗi với cây violin. Chỉ vì họ không phá được “vía” của cây đàn và chế ngự nó”. Chính vì vậy, với Xuân Huy, việc làm đàn là một thứ Đạo. Đi tìm cây đàn hay giống một cuộc hành trình đơn độc hướng Thiện, trước hết là thanh tẩy mình, sau đó là truyền lan hân hoan cho những người khác. Những người chơi nhạc cổ điển thường đem lại cho người đối diện cảm giác an bằng thiền mặc. Xuân Huy nói: “Như thực hiện một phép tu, giữa bốn bức tường, chỉ có cây đàn bên cạnh, người chơi nhạc cổ điển tu động trong đơn độc không ai biết. Sự ép mình khổ hạnh để đạt đến giải thoát và vô thức trống rỗng, chỉ còn dòng chảy âm nhạc là tồn tại duy nhất”. Xuân Huy luôn chơi vĩ cầm như thế, giữa đám đông lao xao trên đường phố, hay trong một nhà hát im phắc, khi dòng âm  thanh tuôn trào mê đắm- thì chỉ còn anh đơn thân với cây vĩ cầm của mình, giống một kết buộc của số phận, như Noah trên chiếc thuyền ngày tận thế của mình.

  Trong bộ sưu tập của Xuân Huy, có vài cây Violin được làm từ thế kỷ 18 do các nghệ nhân Ý. Trong những cây đàn cũ bị hỏng, người ta mang đến nhờ anh bóc ra sửa, trả lại cho nó một diện mạo và âm thanh khác, có không ít cây cả trăm năm tuổi. Và những cây vĩ cầm của Xuân Huy cũng đã chu du cùng trời cuối đất. “Có thể cây đàn của tôi đang viễn du theo một dàn nhạc nào đó đi khắp thế gian, cũng có thể có cây đang an ủi cho một con người cô độc nào đó ở tận Châu Phi, biết đâu lại có cây khác nằm mốc meo bong tróc trên một gác bếp hay bị bỏ quên trong một tủ đồ cũ? Tôi không mừng vì nhung lụa, cũng chẳng xa xót vì những hẩm hiu. Bởi biết trước phận “đứa con” của mình, người nghệ nhân đã chẳng thể làm nên những cây đàn. Tất cả chỉ là những chuyển hóa luân hồi mà thôi” – người làm đàn nhỏ nhẹ.

Tôi thì không muốn tin, những cây đàn Xuân Huy dốc lòng yêu  như thế, bằng tất cả sự hân hoan, ao ước, và nỗi cô độc của anh- lại bị lãng quên ở đâu đó. Như giấc mơ điên rồ trong một cuốn phim đẹp, biết đâu hàng trăm năm sau, cây vĩ cầm của nghệ nhân làm đàn Xuân Huy đến từ Việt Nam, lại được tấu lên trong mái vòm cong của một nhà hát ở Vienna hay Berlin? Biết đâu đấy, sẽ có những gia đình để lại cho con cháu mình cây đàn của Xuân Huy như một tài sản để dành, thay vì vàng bạc hay những tài khoản trong ngân hàng? Và khát khao của người làm đàn – về một vẻ đẹp hoàn mỹ nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian, sẽ còn hiện diện không chỉ ở kiếp này….

———————

-“Anh tìm thấy gì – giữa những phoi bào, giữa  ngổn ngang các lọ pha chế vecni, cây vĩ cầm còn dang dở, và dòng âm thanh thô mộc chưa được gọt giũa?”.

+ “Đó là đam mê và bù đắp. Cảm giác thảnh thơi và ngơi nghỉ. Sự cứu rỗi và ân khước!”.

(Xuân Huy)

BIỆT THỰ DANH NHÂN

  

    Ngôi biệt thự 65 Nguyễn Thái Học có một lịch sử thăng trầm đầy tính tiểu thuyết. Lớp văn ngghệ sỹ cao tuổi ở Hà Nội gọi đây là “Nhà danh nhân”, bởi ngôi biệt thự 3 tầng này mang trong mình cuộc sống và số phận những tên tuổi làm rạng danh nền văn nghệ Việt Nam, trong suốt nửa thế kỷ đã có nhiều kiệt tác được ra đời từ đây…

    Cư dân của nhà 65 Nguyễn Thái Học là các hoạ sỹ Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Đông Lương, Mai Văn Hiến, Văn Giáo, nhà điêu khắc Song Văn, Huỳnh Văn Gấm, Nguyễn Văn Lý, nhạc sỹ Đỗ Nhuận, nhà văn Nguyễn Đình Thi, Vũ Tú Nam…ngoài ra còn có những người từng đến rồi đi như nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, hoạ sỹ Dương Bích Liên, nhà văn Nguyễn Văn Bổng….Ngôi biệt thự này vốn của cụ Cự Lĩnh, một chủ thầu khoán lớn của Hà Nội thời thuộc Pháp. Nhà gồm 3 tầng, mỗi tầng có 4 phòng riêng bịêt, được xây dựng theo  kiến trúc Pháp. Sau giải phóng Thủ Đô, biệt thự trở thành cơ quan của Hội Mỹ Thuật Việt Nam, sau là chỗ ở của các anh em văn nghệ sỹ. Những nghệ sỹ của nhà 65 đều từ Việt Bắc về. Họ như một quần thể chiến khu tụ lại, sống trung thực, hồn nhiên, đôi khi họ như bị lạc giữa xung quanh, họ không thể tiếp nhận những thứ trái với đơì sống đầy lý tưởng và rất trong sáng của mình. Họ đã sống trong ngôi nhà này với nỗi cực nhọc, mệt mỏi, những lo toan và hạnh phúc như bao người thường. Và trong ngôi nhà này, họ cũng trải qua những trăn trở, hân hoan của việc sách tạo.

Nằm thẳng cổng ra vào ngôi biệt thự là xưởng hoạ, đồng thời là gallery và chỗ ở của hoạ sỹ Song Văn. Hoạ sỹ là người dựng tượng Bác Hồ đặt ở hai đầu Tổ quốc, ông còn là một cuốn cẩm nang sống về các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, trong gia tài tranh của ông mảng quý giá và hồn nhiên nhất vẫn là hàng trăm bức tranh ông vẽ về đồng bào thiểu số. Phòng của hoạ sỹ Song Văn rộng chừng 30m2 , được trưng dụng tối đa diện tích để bày tranh. Chỗ nghỉ của hoạ sỹ là hốc phòng chừng 3m2 , quanh năm màn rủ với chiếc radio nhỏ để đầu giường. Lứa hậu sinh trong Nhà 65 vẫn nhớ, ngày xưa cụ Song Văn có thú vui nghe đài “ngoài luồng”. Lắm hôm mất điện, hoạ sỹ bỏ đi chơi quên tắt đài, khi điện có lại đài nói to quá, khu phố có người đi mách công an- hoạ sỹ phải lên đồn vì tội nghe “đài địch”. Sau này Mở Cửa, dù tai nghễnh ngãng, hoạ sỹ vẫn còn giữ thói quen để radio nói liu riu suốt ngày.

Ơ sân sau là phòng của họa sỹ Mai Văn Hiến. Ông từng đoạt nhiều giải thưởng của mỹ thuật nước nhà và là cây biếm hoạ có tiếng.  Mỗi Tết Trung Thu, hoạ sỹ lại làm decor sân khấu cho lũ trẻ trong nhà vui chơi, có nhạc sỹ Đỗ Nhuận đệm đàn và nhà điêu khắc Nguyễn Văn Lý góp cỗ bằng mâm nho chín hái từ giàn nho trước căn buồng ở dãy nhà phụ của mình. Phòng của hoạ sỹ Mai Văn Hiến rộng hơn 10m2 , vì giáp trái nhà nên lâu ngày thấm mưa tường bị ố mốc loang lổ, còn chỗ nào khô ráo ông để dựng tranh. Cư dân cũ của nhà 65 nhớ rằng, cho đến những năm cuối đời Hoạ sỹ vẫn quắc thước, nói chuyện “hài một cây”. Ông bị bệnh nghẽn tĩnh mạch, đi lại rất khó khăn nên chỉ quanh quẩn trong căn phòng nhỏ, bầu bạn với chiếc T.V.

Người hiền lành, có gương mặt như Tiên Ông là danh họa Nguyễn Phan Chánh. Cụ là người cao niên nhất nhà 65. Hoạ sỹ ở trên gác 2, cụ điềm đạm, thong dong thư nhàn như một nhà nho, cụ hầu như không tham gia vào những cuộc tranh luận om sòm của đám hoạ sỹ đàn em trong nhà. Cụ Chánh thuộc thế hệ hoạ sỹ đầu tiên của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và là người mở đường cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Nhà văn Vũ Tú Nam, người hàng xóm cụ nhớ lại: “Phòng cụ Chánh nhỏ lắm, nhưng cụ mê hoa đào phai nên tết nào cụ cũng mua một cành đào to, cắm cao tới tận trần. Ngày Mùng Một, tôi hay dặn cụ đến xông nhà vì cụ nhân từ, phúc hậu. Mỗi Tết cụ lại viết hai câu đối điều, treo ở ngay cổng ra vào để mọi người qua lại được chiêm ngưỡng. Sau này khi cụ Chánh mất, Tết đến Nhà 65 lại thấy chống chếnh, thiếu hai dải câu đối trên giấy đỏ tươi cảm giác tết chưa đủ vị”.

  Cạnh phòng hoạ sỹ Nguyễn Phan Chánh là phòng của nhạc sỹ Đỗ Nhuận. Ông là Tổng Thư ký Hội Nhạc Sỹ Việt Nam suốt mấy chục năm, là tác giả bài “Hành quân xa”, “Giải phóng Điện Biên”, “Du kích sông Thao”… Nhạc sỹ Đỗ Nhuận rất hài hước, tính hiền lành. Sau khi bị tai biến mạch máu não ông trở nên trầm lặng, đến năm 1991 thì ông mất .Căn phòng trên gác 2 giờ là tổ ấm của gia đình con trai ông là vợ chồng nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân- diễn viên Chiều Xuân.

Gia đình nhà văn Vũ Tú Nam và nhà văn- nhà báo Thanh Hương nhập cư vào gác 2 Nhà 65 năm 1959. (Phòng của Vũ Tú Nam trước đó là của nhà văn Nguyễn Đình Thi). Ông là Tổng biên tập báo Văn Nghệ -Tổng Thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, bà là Tổng biên Tập  báo Phụ Nữ Việt Nam. Tài sản của cặp vợ chồng”Chánh- Tổng” này suốt mấy chục năm trời không có gì ngoài những tủ sách che kín tường. Sống giữa các ông họa sỹ “quậy rách trời” và ngang ngạnh, nhà văn Vũ Tú Nam là người chỉn chu và hiền lành, về nhà ông hầu như chỉ hí húi đọc và viết. Sau này, nhà văn đã chuyển về khu Vạn Bảo, căn phòng ở nhà 65 Nguyễn Thái Học được sang tên cho chủ mới.

Gác 3 là nơi cư trú những nhân vật đặc biệt của hội hoạ Việt Nam. Người đầu tiên là danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm, ông là một trong Tứ Trụ của hội hoạ Việt Nam hiện đại (Nghiêm- Liên- Sáng- Phái). Không vợ con, hoạ sỹ sống một mình lặng lẽ và âm thầm. Người trong khu nhà chỉ nhìn thấy ông 2 lần/ngày: khi hoạ sỹ xách xe đạp đi làm buổi sáng và 10h đêm ông xuống tầng 1 lấy nước. Căn phòng đã có cửa, ông còn làm thêm bên ngoài một bức liếp, không ai biết ông ăn uống, nấu nướng, vẽ gì bên trong. Khi về già, ông kết bạn với hoạ sỹ hoạt hìnhThu Giang- con gái nhà văn Nguyễn Tuân. Sau, danh họa theo vợ về sống ở khu tập thể Trung Tự, căn phòng trên gác 3 nhà 65 Nguyễn Thái Học không có người ở, mạng nhện chăng lạnh lẽo, nghe nói vẫn còn một số tranh của hoạ sỹ vẽ ngày xưa đựợc cất trong căn phòng ấy. Hoạ sỹ Nguyễn Tư Nghiêm là một trong những người có ý định mở Bảo Tàng tư nhân đầu tiên. Có lần hiếm hoi tôi được trò chuyện với ông, họa sĩ nói ông mong muốn tìm lại được phần nào những bức tranh đã lưu lạc của mình để lập một bảo tàng (tranh Tư Nghiêm) mang tên Thu Giang.

Hoạ sỹ Văn Giáo trên gác 3 là người vẽ nhiều nhất về Bác Hồ, ông có những bức tranh phong cảnh rất nuột nà trong trẻo. Văn Giáo cao khoảng 1,80m nhưng tính nhút nhát (có giai thoại nói ông là người rất sợ ma). Không trà, không rượu, ông có sở thích là bánh kẹo- đồ ngọt và… tập thể dục, buổi tối dù trong khu nhà có cuộc nhậu vui đến mấy- đúng 9h tối Văn Giáo xin rút lui để về tập thể dục. Hoạ sỹ mất năm 1996, vợ chồng người con trai là hoạ sỹ Văn Đức ở trong căn phòng này. Những năm họa sĩ mới mất, dịp Tết đến, đi qua phòng hoạ sỹ Văn Giáo bạn bè lại ngậm ngùi nhớ ông. Họ nhớ mỗi lần đón Xuân, hoạ sỹ lại vẽ con giáp của năm treo ở cửa cùng cùng một bài thơ xuân tự sáng tác – gò vần rất hồn nhiên và cọc cạch.

Cạnh phòng họa sỹ Văn Giáo là gia đình hoạ sỹ Trần Đông Lương. Hoạ sỹ nổi tiếng với tranh thiếu nữ (lụa và phấn màu), ông dành gần trọn cuộc đời để thể hiện vẻ đẹp ý nhị và thanh cao của các thiếu nữ Hà Thành, có hơn 500 bức tranh nhan sắc của ông theo các nhà sưu tập đi khắp nơi trên thế giới. Hoạ sỹ bị tai biến mạch máu não, tay phải bị liệt, ông đã tập vẽ lại bằng tay trái, ông vẽ đẹp và thuần thục đến nỗi giai đoạn sau tranh ông còn được yêu thích hơn. Hoạ sỹ qua đời năm 1993, chưa kịp mở triển lãm cá nhân (ước vọng này tới tận năm 2000, gia đình và bạn bè mới thực hiện được cho ông). Căn phòng giờ không biết con trai ông có còn ở?

 Người còn lại của gác 3 là người ngang tàng, có số phận trắc trở nhất biệt thự 65 Nguyễn Thái Học. Ông là danh hoạ Nguyễn Sáng, một trong những cây đại thụ của hội hoạ VN. Nguyễn Sáng là “cây rượu” số một của nhà 65 ( và của cả Hội mỹ Thuật VN), từ sáng sớm đến đêm khuya hầu như đều thấy ông ngất ngư với chén rượu. Ông hay ngồi uống một mình trong quán nghèo đầu phố Sinh Từ, hoặc cùng bạn bè lập “Quần Anh hội” trong căn phòng 10m2 của mình. Hoạ sỹ có câu ” sư tử chỉ đi một mình”, và quả thật ông là người cô đơn. Đôi khi, bọn thanh niên trong nhà 65 thường phải bế ông lên tận phòng khi ông uống say về nằm dưới cổng ra vào. Hoạ sỹ Nguyễn Sáng lấy vợ năm ông đã 60 tuổi. Cô dâu trẻ, mong manh vì bị bệnh tim. Hôm cưới chú rể rầu rầu ôm hoa một mình chào bạn bè ở sân 51 Trần Hưng Đạo, vì cô dâu bị ngất. Một thời gian sau, vợ hoạ sỹ qua đời vì bệnh nặng, ông chỉ biết gửi mối tình với người vợ trẻ bạc mệnh vào những bức chân dung vẽ theo trí nhớ. Sau này hoạ sỹ mất trong Sài Gòn, một người họ hàng của người vợ đến ở căn phòng này.

     Nhà 65 là nơi lui tới của giới văn nghệ sỹ thời bấy giờ: Trần Dần, Nguyễn Bính, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái, Trần Văn Cẩn…thường tìm đến đây để bộc bạch nỗi lòng và những tâm sự của mình. ( thậm chí, người ta đã cho rằng 65 Nguyễn Thái Học là “tụ điểm” khởi sự  Nhân Văn Giai Phẩm). Nhà 65 có hơn 10 nghệ sỹ, hầu hết đã khuất núi. Những người bạn tri kỷ hay ghé tới chỗ các ông bây giờ cũng đã quần tụ cùng nhau ở một cõi khác. Lớp hậu sinh cũng lưu lạc dần để nhà 65 đón thêm những cư dân mới về. Biệt thự nằm trên mặt phố chính của Hà Nội, hè phố xưa kia rộng, thoáng và rợp bóng cây, chỉ náo nhiệt khi có xe điện đổ chuông leng keng chạy qua. Cơ thể duyên dáng của toà biệt thự Pháp với ngói  ống, tường hoa, đường tiện chạy quanh và hai cánh vòm cổng bằng gỗ lim – giờ đây đang vặn mình để trổ ra những vết lở loét và những u mụn. Đó là những kiốt gội đầu, bán máy khâu, sửa xe máy, đóng khung tranh…chen vai thích cánh làm nát hết khung cảnh mặt tiền. Chưa kể những căn hộ cơi nới đua ra những “chuồng cọp” chót vót trên lầu hai lầu ba. Mới đây chạy xe máy qua 65 Nguyễn Thái Học, tôi giật mình tí ngã vì cái biển hiệu “TÔ HOÀI- SỬA KHÓA!”

Tiếc cho quá vãng vàng son của ngôi biệt thự. Bởi lâu nay chẳng có ai nhòm ngó tới chứng tích lịch sử – “bảo tàng sống” này của các danh nhân Việt Nam. Nên những ai còn” lưu hương yêu dấu” với chốn này, trong lòng không khỏi ngậm ngùi khi thời gian và những cư dân Hà Nội của ngày hôm nay đang làm nốt công việc phũ phàng của sự Lãng Quên…

 

“Góc nghe” của Hà Nội

 

 

 

 

(tạp chí Heritage Xuân 2012)

 

 

 

   Ở Hà Nội nghe nhạc thế nào? Chắc chắn tôi không tin “60 đêm duy nhất” của Tuấn Vũ đầy chật ghế ở Nhà Hát Lớn là đại diện cho “gu” nhạc của người Hà Nội. Càng không phải những sàn diễn quét đèn lazer xanh đỏ đông nghẹt khách trong các night club, với thứ âm nhạc nửa não tình nửa dậm dựt sàn nhảy. Nghe nhạc, với người Hà Nội đích thực – hóa ra lại không diệu vợi trưng trổ, những đôi tai lịch lãm chỉ cần vẻ đẹp nguyên khiết của âm nhạc đích thực.

 

 

 

   Khán phòng Ngụy Như Kon Tum ở 19 Lê Thánh Tông năm nay đã bước sang tuổi thứ 106, tòa nhà cổ kính này từng là giảng đường của Đại Học Đông Dương. May mắn sao, sau bao thăng trầm của lịch sử, những nét kiêu sa của kiến trúc Pháp vẫn còn nguyên vẹn.  Phía trên cao khán phòng là bức tranh tường hình vòng cung rộng tới gần 80m2  “Ánh sáng trí Tuệ” của họa sĩ Victor Tardieu- người đầu tiên đưa nghệ thuật hội họa Tây Phương vào Việt Nam. Dưới những mảng màu giản dị và nồng nhiệt của bức tranh gần 100 năm, là sân khấu nhỏ sắp xếp tối giản chỉ với màn nhung, vài chùm đèn rọi. Một “góc nghe” đích thực ấm cúng và thân tình, mộc mạc nhưng không kém phần sang trọng lịch lãm – quả là tinh tế khi lựa chọn khán phòng 300 chỗ này làm “không gian âm nhạc” của Hà Nội.

 

   Càng mở rộng Hà Nội, lại càng thiếu nơi chốn để người ta được tận hưởng sống đẹp; may thay, KGAN đã đưa ra đúng điều thèm khát của lớp khán giả khó tính: một không gian văn hóa, để thưởng ngoạn âm nhạc thuần khiết- theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kỹ càng chọn ca sĩ xuất hiện trong từng đêm nhạc, âm thanh, ánh sáng phải chỉn chu ra sao- có thể là chuyện tất nhiên của người làm show chuyên nghiệp. Nhưng từ cái vé đến bandroll phải đẹp, đề nghị người xem phải ăn mặc thanh lịch (yêu cầu vốn dĩ chỉ có trong những đêm cổ điển), đón khách là những chàng trai dáng chuẩn như người mẫu, sảnh chờ lung linh hoa và nến – thì Việt Tú (đạo diễn của KGAN) đã “hiện nguyên hình” là một kẻ duy mỹ.  Đã có nhiều danh ca hát ở đây: Tuấn Ngọc, Thanh Lam, Trần Thu Hà, Thu Phương, Tùng Dương…nhưng tôi đồ rằng, khán phòng chật ghế ngay cả trong những đêm nhạc “không danh ca” là vì khán giả bỏ tiền mua vé để được sống trong không gian này, chứ chưa hẳn chỉ vì riêng âm nhạc. Người ta có nhu cầu được thoát khỏi nhịp sống đơn điệu mỗi ngày, được chiều chuộng bản thân trong một nghi lễ của sống chậm và sống đẹp. Tôi nhớ những người Hà Nội xưa, khi nhà có khách hay dịp lễ trọng, bộ quần áo đẹp nhất tủ sẽ được chủ nhân chọn mặc, như một  cách thức bày tỏ lòng trân trọng của mình. Khán giả Hà Nội đến với KGAN cũng bằng nghi thức lịch lãm ấy. Đôi khi trước lúc màn nhung mở ra, trước khi âm nhạc cất lên-  bạn có thể ngỡ ngàng trước một khán phòng toàn những người mặc đẹp.

 

  Căn cốt của KGAN đương nhiên vẫn phải là âm nhạc, ở đây được “chỉ định” là phong cách acoustic và unplugged.  Nghệ sĩ xuất hiện rất gần khán giả, không có effects sân khấu nào để lừa mị người xem, chính sự mộc mạc và chân thực tuyệt đối đã tạo nên những tương tác cảm xúc gọi tên đúng nghĩa là “thăng hoa” và “cống hiến”. Vì thế, với cả nghệ sĩ và khán giả, được sống trong mỗi đêm KGAN đều là một trải nghiệm khó quên. Theo chủ đích dàn dựng của êkip, mọi cá tính “mở đường” dữ dội mấy, đã vào KGAN đều thành đêm “collections”. Toàn hits của ca sĩ, chất lượng đương nhiên ổn định, nhưng với tinh thần tiên phong của Việt Tú – người xem vẫn kỳ vọng KGAN là những gì đương đại hơn nữa.

 

KGAN có một “người kể chuyện” rất nhuốm màu xưa. Đó là nhạc sĩ Hồ Quang Bình, tóc bạc trắng như tiên ông, nhạc sĩ có dáng vẻ phúc hậu và giọng dẫn chuyện đầy mê dụ. Vì lý gì mà vị trưởng lão Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Hà Nội lại đứng ra làm vai trò MC? Thì đây, chính là mong đợi mang hơi hướm hoài cổ: ông muốn được quay lại thời kỳ rực rỡ và lịch lãm của đời sống âm nhạc Hà Nội, thời kỳ từng tồn tại những salon âm nhạc- là nơi chốn để những tài năng được phát lộ; thời kỳ mà cả nghệ sĩ và công chúng đều nhiệt huyết và hết lòng…

 

  Hà Nội có một điều tuyệt vời: dù bạn vui, bạn buồn, bạn đang yêu hay bạn bị tổn thương, bạn đi đông hay đi đơn…đều có thể tìm được một nơi chốn cho mình. Những “góc Hà Nội” riêng tư và an ủi ấy, giờ đã có thêm một “góc nghe” (dù hơi đắt đỏ). Nơi đó, âm nhạc với sức nhiệm màu chữa lành những vết xước, làm bạn tươi tắn và bừng sáng trở lại. Dù có thể chỉ ngắn ngủi trong vài tiếng đồng hồ, nhưng được thoát khỏi những mệt mỏi đè nặng- đã đủ là kỳ diệu.

 

  Còn tôi, rất muốn vào đêm cuối tuần của tuần cuối tháng, cùng với người tri kỷ của mình sánh vai đến khán phòng cổ kính 19 Lê Thánh Tông, để được thấy những nhạc công chơi nhạc Acoustic, đắm say và đầy ngẫu hứng- như thể hàng đêm họ vẫn được chơi nhạc cùng nhau như thế, với công chúng ruột rà của mình; Để được nghe tiếng hát cất lên với âm thanh đẹp đẽ và trau chuốt nhất…

 

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}

Việt Tú giữa Đam Mê và Cực Đoan

 

Quỳnh Tun (thực hiện)

 

  Nếu có một giải thưởng dành cho Đạo diễn của năm, người được vinh danh của 2011 chắc chắn sẽ là Việt Tú. Là tổng đạo diễn của Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, Carnaval biển Nha Trang, Fashion Boulevard, Đẹp Fashion Show 10, chung kết Miss Teen, Live show Hồ Ngọc Hà, Live Concert Tùng Dương, tạo dựng cho Hà Nội một “Không gian Âm nhạc” hằng tháng…có cảm giác năng lượng sáng tạo của  Việt Tú như một mỏ quặng thần kỳ, càng khai thác- lại càng đầy thêm.

    Trong công việc, Tú vừa là hung thần vừa là phù thủy: khó tính đến cực đoan, duy mỹ đến từng chi tiết nhỏ nhất, điên rồ một cách tỉnh táo, đẩy sự khác biệt trở thành một “chữ ký thương hiệu”…Còn ngoài đời, đạo diễn đắt sô nhất showbiz Việt là một gã trai Hà Nội bảnh bao và đỏm dáng, ưa la cà, ở tuổi 35 tự thấy mình vẫn “ rất dễ bị kích động”.

 

·        Thà sai cái sai của mình…

Những nghệ sĩ từng làm việc với anh nói rằng, Việt Tú khó tính lắm. Anh cấm đoán người ta cả quyền được băn khoăn…

 +Nếu bạn đã đặt ra một cái đích, thì phải đi đến tận cùng đã, đừng có băn khoăn vì như thế có thể cơ hội sẽ qua đi mất. Sự băn khoăn khiến bạn gặp phải những sai lầm đến từ người khác. Với tôi, thà chết vì bảo thủ, sai cái sai của mình còn hơn. Như mình đang đứng trước ngã tư, cứ phân vân giữa các ngả rẽ, có khi chưa kịp chọn đường đúng thì đã bị ô tô đằng sau húc rồi.

-“Sai cái sai của mình còn hơn”, cực đoan thế nhưng anh lại vẫn muốn quyến rũ đám đông. Điều này có mâu thuẫn nhau?

+Bản thân cuộc sống đã là sự mâu thuẫn rồi. Giống như người làm ảo thuật trên chính cuộc đời mình, ta lấy những điều mâu thuẫn trộn lại với nhau, may mắn thì sẽ ra một hỗn hợp gọi thành công. Tôi nghĩ, sự cực đoan cũng là một nghệ thuật sống. Có biết bao người giỏi, nhưng chỉ rất ít trở thành nghệ sĩ lớn. Hãy nhìn tất cả những con người vĩ đại của thế giới, họ sẽ không thể có tầm vóc như thế nếu không đi đến tận cùng sự cực đoan. Chỉ có điều, họ được số đông thừa nhận và đi theo, họ áp đặt được sự cực đoan của mình lên đám đông mà khiến đám đông thấy vui vẻ thoải mái, là vì họ có nghệ thuật sống.

– Để thành công thì phải cực đoan, mà cực đoan quá thì sẽ thất bại. Khó nhỉ…

+Tôi nghĩ phải có trải nghiệm, thậm chí cả thất bại để rút ra được một công thức cho mình. Bạn có đam mê chưa đủ, bạn nghĩ mình làm đúng chưa đủ, mà ngay cả khi bạn làm đúng thật sự cũng chưa đủ. Phải có cách, nó chỉ đến ở trải nghiệm của một người đã từng rất cực đoan, rất nhiều năng lượng không thể kiểm soát. Mà tôi thấy cái người “từng rất cực đoan” đó giống mình, như một cái lò xo được nén hết cỡ, mình có nhiều năng lượng, nhưng khi nó bung ra quá, nó tạo ra hậu quả kinh khủng. Phải tìm cách tiết chế và điều khiển nguồn năng lượng của chính mình. Tôi thấy cuối cùng, sự ổn định mới là cái quan trọng. Tất cả những thứ đẳng cấp trong cuộc sống này đều không thiếu được 2 yếu tố Hay Bền.

-Và trải nghiệm của quá trình điều tiết cực đoan để thành Việt Tú ngày hôm nay, với anh hình như toàn là may mắn?

+Tôi luôn thực hành mọi luận thuyết trên chính cuộc sống của mình. Bản thân tôi để đến được ngày hôm nay, đã nhiều lần nhận hậu quả đau thương. Hồi trước, tôi nghĩ là mình có quyền và có điều kiện để làm xong một việc, rồi tắt biến điện thoại và mất hút đi đâu đó một thời gian. Nhưng rõ ràng  đó không phải chuyện tốt, khi khách hàng có việc, họ không thể tìm ra anh – cách làm việc ấy không ai muốn ở thời điểm này, cho dù anh có là thiên tài! Rồi mọi vòng quay vẫn tiếp tục, cho dù thiếu ai đi nữa. Nếu anh từ chối, họ sẽ tìm đến những nhân tố mới. Rút cục phần thua ở đây thuộc về cá nhân đã từ chối cơ hội để mình làm việc. Nếu anh là người chuyên nghiệp, đã xác định rõ ràng mục đích của mình thì điều đầu tiên là phải làm việc đã.

Tôi nhớ khi nhận lời làm tổng đạo diễn Đẹp Fashion show 10, tôi rất bế tắc ý tưởng. “Đam Mê”- nghe thì hấp dẫn nhưng thể hiện nó như thế nào? Có một thông điệp của Steven Jobs tôi tâm đắc: đôi khi cuộc đời sẽ đập cho bạn một viên gạch, bạn cứ tưởng mình không thể gượng dậy. Nhưng bạn vẫn phải đứng lên, đi tiếp và theo đuổi đam mê của mình, vì không gì tuyệt vời bằng được sống và làm công việc mình yêu thích. Câu chốt rất hay, chỉ có 3 chữ: Đừng Dừng Lại! Tôi đã lấy thông điệp đó làm key của ĐFS. Tôi thấy hình ảnh con người không dừng lại, cho dù bị bươu đầu sứt trán ấy rất giống mình.

 

·        Muốn cực đoan cũng được, nhưng phải dẫn đến thành công

 

-Việt Tú sẽ là gì nếu thiếu đi vế “ekip của tôi”, một câu thường trực của anh?

+Tôi sẽ chẳng là gì cả. Tất nhiên là tôi tin rằng đằng sau mỗi ekip phải có 1 cái đầu thủ lĩnh, và tôi phù hợp cho vị trí đó. Nhưng tài giỏi như Khổng Minh, ra trận quân yếu thì vẫn thua như thường. May rằng tôi có Ekip như một gia đình, với sức mạnh của một khối thống nhất.

Anh nói cứ như một người bài xích chủ nghĩa cá nhân ấy nhỉ?

+Tôi theo chủ nghĩa cực kỳ cá nhân! Tuy nhiên, có những thứ nếu đem đặt trên bàn cân logic thông thường, sẽ không bao giờ chúng ta có câu trả lời. Khi tôi quyết định đường chạy của một dự án, tôi lựa chọn đường hướng mình đưa ra phải tốt cho cả êkip chứ không chỉ tốt cho riêng mình. Chúng tôi cùng nhau làm việc, thì phải cùng nhau có mặt trong thành quả.

-Nhiều người tới giờ vẫn giữ quan niệm làm nghệ thuật thì “kỵ” nói chuyện thương mại, vì sợ bị tầm thường đi. Còn anh thì luôn khẳng định những sản phẩm nghệ thuật của mình phải song hành với yếu tố thương mại?

+Tại sao không, khi điều ấy hợp với logic của sự phát triển! Sẽ không có nghĩa lý gì nếu bạn tạo ra một sản phẩm tốt, rất đẳng cấp và tinh tế nhưng lại không bán được, không ai muốn mua – đó là điều đáng buồn nhất. Cho dù bạn có quá yêu nghệ thuật thì vẫn có nhu cầu được thấy sản phẩm của mình được chào đón, có đời sống thực sự của nó.Tôi từng tuyên bố sẽ kiên quyết sẽ đóng lại tất cả những dự án mình làm, nếu như thành công về nghệ thuật không song hành với thành công thương mại. Một trong những ví dụ tiêu biểu là KGÂN. Mặc dù dự án này chưa có thành công thương mại khổng lồ, nhưng nó đã tạo ra thị trường, nó không chấp nhận thói quen xin cho, miễn phí khi thưởng ngoạn nghệ thuật. Thông lệ của KGÂN là mỗi số chúng tôi làm 2 đêm, nhưng số 8 tôi đã cắt đi hẳn 1 đêm. Ekip và ca sĩ có phản ứng rất gay gắt, nhưng tôi nói kiên quyết: Nếu mọi người bán vé được đầy ghế, sẽ có đêm thứ hai. Còn không đồng ý với tôi thì khỏi làm chương trình!  Tôi có thể để những bạn bè quen biết đến ngồi chật ghế 2 đêm. Nhưng người bỏ tiền triệu mua vé họ sẽ nghĩ gì khi mình xả vé như thế? Muốn đi đường dài, thì phải giữ thái độ kiên quyết cho dù nó rất  “khó chịu” với nhiều người.

 -Có vẻ như anh hay đối đầu với ekip, rồi cực đoan dành phần thắng về mình?

+Cứ cho là như thế đi. Nhưng nếu tôi không đúng, thì chỉ sau một lần mọi người sẽ không nghe nữa. Muốn cực đoan cũng được, nhưng kết quả phải dẫn đến thành công, không thể nào lái xe đưa cả ekip đâm thẳng xuống vực rồi bảo rằng mọi người hãy tin cậy mà theo mình.

-Tôi thấy trong KGÂN, các nghệ sĩ thường bị anh áp đặt vào tình thế khác với chính họ. Khoan bàn đến hiệu quả nhé, tôi muốn nói về cái cách anh “át vía” người khác…

+Chúng tôi không dùng sự cực đoan của mình để áp đặt nghệ sĩ, hay ngược lại nghệ sĩ cũng không mang cái cực đoan của mình để áp vào KGAN. Cùng ngồi lại, tính xem có thể làm những gì tốt nhất, đưa ra một câu chuyện và hình ảnh khác với những gì  quen thuộc người ta đã biết nghệ sĩ- đó là điều  chúng tôi làm. Sau show của Trần Thu Hà, ca sĩ Hồng Nhung có nói với tôi: “Chị đứng xem còn thấy hồi hộp, thấy cảm giác linh thiêng trước khi ra sân khấu, các nghệ sĩ lâu nay bị chai lỳ cảm xúc này rồi”. Được xúc động khi màn nhung mở ra, với cả nghệ sĩ và khán giả- đó chính là trả lời của chúng tôi về việc áp đặt có đúng hay không.  Tôi làm việc với nghệ sĩ, luôn cố gắng tìm những góc khuất, những năng lực còn tiềm ẩn của họ. Đơn giản thế này, khi tôi có uy tín và khả năng quy tụ, tôi có thể đề nghị nghệ sĩ những yêu cầu mà bình thường họ không dễ chấp nhận. Nhưng để họ khác đi, lột xác khỏi hình ảnh quen thuộc của mình- thì phải cho nghệ sĩ niềm tin rằng đây là quyết định đúng, và có lợi cho hình ảnh của họ.

 

 

·        Chỉ sợ nhất là mình làm việc không có đam mê

 

-Thế còn chính Việt Tú, phải “khác mình” như thế nào để cùng một khoảng thời gian, cùng làm những việc nếu đặt cạnh nhau sẽ thấy chẳng liên quan gì, vì một bên thuần túy là nghệ thuật, một bên đúng nghĩa chỉ là giải trí và thực dụng?

+ Tôi nghĩ thật phí nếu đi khu biệt khả năng, tư duy và sáng tạo của mình.  Với một người chuyên nghiệp, không có gì tệ bằng câu trả lời: tôi chỉ làm cái này, tôi không làm cái kia. Một người làm nghề đích thực là họ có kiến thức ở nhiều lĩnh vực, làm được nhiều dạng công việc khác nhau – mà cái gì cũng phải tốt. Điều ấy chỉ làm công việc,cuộc sống và bản thân anh ta trở nên bất ngờ và thú vị hơn. Tại sao lại phải hạn chế bớt năng lượng của mình? Chỉ sợ nhất là mình làm việc không có chút đam mê nào.

-À, có cách phân biệt công việc theo hai kiểu: làm vì chính yêu thích của mình, và làm để kiếm tiền. Nếu ở trường hợp thứ 2, hẳn khó để đam mê được thăng hoa?

+Những chi tiết thể hiện niềm đam mê công việc có thể rất nhỏ, như khi nhân viên của tôi chuẩn bị cho một chương trình, cách các em ấy ép từng cái thẻ thẳng thớm, dán banner thật phẳng phiu, cắt mác chai nước cẩn thận rồi mới đưa cho nghệ sĩ trên sân khấu…đều tỉ mỉ, chu đáo và cẩn thận. Không phải là khách hàng không biết những chi tiết nhỏ như cái đinh bị nhô lên khỏi lớp thảm trải sàn thì mình được quyền làm bừa làm ẩu – chỉ có nghiệp dư mới suy nghĩ như vậy. Tôi nhìn các em ấy làm, thấy phần nào thành quả của mình. Điều đó, có thể được gọi tên là đam mê chứ. Nhỏ hay lớn không quan trọng, quan trọng là mình hãy làm ở mức tốt nhất có thể. Còn với những người đặt lòng tin vào mình- chỉ có một thứ thôi: Thành công hay thất bại. Thành công mới là cách duy nhất để người ta tiếp tục đồng hành với nhau bền bỉ.

-Bây giờ nhìn lại những chuyện như đưa dàn nhạc 150 người lên nóc khách sạn làm show đón giao thừa như năm 2003, anh có thấy mình bị quá khích?

+Không hề!  Bởi nếu không có tôi ngày đó, hẳn không có tôi bây giờ. Mỗi thứ đã qua giống như một viên gạch xây nên nền móng của ngày hôm nay. Hoặc là một giả thuyết khác- tôi vẫn luôn quá khích như thế. Chỉ có điều, ngày hôm nay tôi đã biết kiểm soát và điều tiết khối năng lượng của mình để nó bùng nổ an toàn và hiệu quả hơn.

-Từ cuộc sống đến công việc, anh đều khác thường. Phải là một Việt Tú không giống ai-  liệu có phải một trong những quan điểm sống của anh?

+ Sợ nhất là những người cứ phải cố gắng sống nô lệ để vừa vặn với hình ảnh người khác nghĩ về họ. Tôi không bao giờ dại dột như thế, cứ phải gồng mình lên là một điều rất khổ. Quan trọng là đầu tiên tôi phải thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình, được làm việc mình yêu thích, và những công việc ấy mang lại niềm vui cho người cạnh mình. Hãy thư giãn đi, nếu người ta có nghĩ tôi không phải Việt Tú cũng chẳng sao, họ không thể lấy đi những gì tôi đang có.

 

(Ảnh trong bài: JUNDAT)

 

TÌNH SÁCH CŨ


 

Quỳnh Hương

     Những gian sách cũ khuất lấp và tồi tàn, chứa trong mình cả “kho báu”  mà các nhà sách hiện đại phải ghen tỵ.Chủ nhân là những  “dị nhân” yêu sách đến mức dành đời mình cho việc tầm sách quý. Đối với họ, sách là sinh mệnh, là những cuộc đời, họ sống với sách cũ bên ngoài lề thời cuộc. Giữa những giá sách ám màu thời gian với bụi mốc và mạng nhện, ta có thể gặp ở đó đôi ba người “lạc thời” – tinh hoa đang bị mất mát của giới trí giả thành thị. Họ tìm đến sách cũ như kết nối kỳ diệu để được trở về ký ức của “tình sách” thời đã xa.

  • Tình sách mê cuồng của người đạp xích lô

 

Café Sách nằm heo hút tít trên đê Nhật Tân (Hà Nội). Khách lặn lội đường xa tới tận đây hẳn chả ai vì uống nước. Họ đến để “đọc ké” những quyển sách quý của gia chủ. Nét vất vả của một đời nhọc nhằn vẫn còn hằn dấu trên gương mặt, với món tóc buộc đuôi ngựa – chủ café sách trông như một tay cựu cao bồi về hưu.

   Bản thân là người mê văn chương, nên tủ sách tư gia của ông Nguyễn Thế Thành chủ yếu là sách văn học. Ông Thành tự hào mình là người duy nhất có trọn bộ 42 tập của Tổng Tập Văn học VN lần xuất bản đầu tiên; Văn học Trung Hoa ông có đủ “Bát đại kỳ thư’ và cập nhật đủ sách của các tác giả đương đại Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện, Khương Nhung.Văn học phương Tây ông có đủ bộ tác giả đoạt giải Nobel từng được xuất bản ở Việt Nam, bộ sách của Viễn Đông Bác Cổ…Giới chơi  sách cổ có truyền nhau rằng trong bộ sưu tập của ông Thành có những cuốn đặc biệt quý. Những “báu vật” này được ông Thành cẩn thận xếp riêng trong một tủ kính, khách quý lắm ông mới bỏ ra cho xem. Đó là “Vang Bóng Một Thời” của Nguyễn Tuân được nhà Đắc Lộ Thư Xã ấn hành năm 1945, chỉ in 100 bản đặc biệt trên giấy Đại La, bản của ông Thành đánh số 84; Hay hai bộ “Kim Vân Kiều” và “Chinh Phụ ngâm” in song ngữ với phần dịch và chú giải của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, do nhà xuất bản Alexandre de Rhodes ấn hành năm 1943; Bản “Cung oán ngâm khúc”, “Thúy Kiều thi tập’, “Tỳ bà hành”, “Nhị độ mai”….trên giấy bổi, khổ bằng bàn tay, in từ năm 1926; hay “Tản Đà vận văn” bản in trên giấy dó từ năm 1945, cầm cuốn sách trên tay nhẹ và xốp tựa cầm nắm bông….

  Cũng giống như một loại đồ cổ, sách càng có “niên đại” cũ thì càng quý, và còn quý hơn nếu trên sách có những thủ bút đặc biệt. Đời sách lưu lạc thế nào, mà khi đến tay ông Thành có những cuốn mang thủ bút khiến người ta xem chỉ còn biết kinh ngạc. Không “ngã ngửa người” sao được, khi thấy trong tủ sách ông Thành có cuốn “Đât lề quê thói- phong tục Việt Nam” do chính tác giả Nhất Thanh ghi đề tặng cụ Vương Hồng Sển, và cuốn Pháp Việt tân tự điển cụ Thanh Nghị đề tặng Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy trước một cuộc đàm phán ở Paris, hay “Việt Nam bách khoa từ điển” của Đào Đăng Vỹ chủ biên có dấu son và thủ bút của cụ Băng Hồ kính tặng thủ tướng Phạm Văn Đồng….Chính ông Thành cũng lắc đầu chịu không biết đường phiêu lưu của những cuốn sách này: “do cơ duyên mà đến tay, thì từ giờ sách sẽ yên ấm ở lại bộ sưu tập gia đình tôi”.

     Nhìn ông Thành hàng ngày nhàn nhã đeo kính, pha ấm trà mạn ngồi đọc sách, ai cũng nghĩ hẳn xuất thân của chủ nhân café Sách phải từ giới văn chương chữ nghĩa. Nên lại ngã ngửa người kinh ngạc khi ông Thành thú nhận mình mới chỉ học hết…lớp 6: “Tôi sinh ra trong một gia đình giàu có ở làng cổ Nghi Tàm. Rồi nhà tôi thất thế, rơi vào cảnh cơ hàn, tôi phải nghỉ học để lo sinh kế. 15 tuổi tôi mồ côi cha mẹ, sống cầu bơ cầu bất, chỉ biết lấy việc đọc sách để tự dạy dỗ mình.”. Để sống, Thành đi chăn bò, bốc vác, ai thuê gì làm nấy, bán sức mình để sống. Rồi anh lấy vợ có con – vẫn nghèo đến tận cùng, anh đạp xích lô, bốc than ở bến phà Đen, đốt lò, phụ hồ kiếm từng đồng nuôi con. Mỗi tối về, kiệt sức, thân xác đau nhức, anh lại dọn mình để bước vào thế giới thanh khiết của những trang sách. “Nhờ sách tôi mới đủ sức trải qua những năm tháng tận khổ của đời mình”. Vì nương tựa vào sách, nên khi nghèo túng nhất Thành vẫn thắt lưng buộc bụng dành một khoản để mua sách, anh vẫn thường dấu vợ việc mình nhịn bữa để lấy tiền mua sách, đạp xích lô với cái bụng rỗng đói meo. Sách cũ bán đồng nát theo cân thường rẻ, anh đã bới lật hàng trăm gánh đồng nát để tìm những “tri kỷ tinh thần” của mình. Một đời lao dịch và gom góp, khi đến tuổi về chiều Nguyễn Thế Thành kiểm lại thấy mình đã đủ một gia sản. Chỉ toàn sách!

   Con trai đã lớn, gia cảnh không còn vất vả, đã có thể nghĩ tới chuyện đọc sách trong cảnh thư nhàn. Thế là 2006 Café Sách được mở, ở đây sách không cho thuê và bán, ai muốn đọc cứ đến, ngồi đọc cả ngày không gọi một cốc café, chỉ uống nước trắng miễn phí của ông chủ cũng được. Ông Thành nói:“ Tôi mở cafe Sách trước hết để đáp ứng nhu cầu tinh thần của gia đình mình. Chia sẻ với người khác những giá trị của việc đọc sách chỉ là một việc tử tế nhỏ nhoi, nhưng còn hơn mình không làm. Sách tốt, sách hay bo bo giữ riêng cho một người là khổ và hại phận sách. Tôi nhân số người đọc lên để đời sách khỏi phí”.

   Nhiều người sưu tập ngỏ mua các đầu sách quý của ông Thành, đều bị từ chối:“Tôi không bán sách, vì sợ chia tay với những “người bạn” của mình. Mỗi cuốn sách đều gắn với một kỷ niệm đắng cay gian khó của đời tôi”. Có lẽ 3 tập “Tuyển tập Vũ Bằng” được ông Thành nâng niu nhất. Một buổi trưa, mệt lả sau một cuốc xích lô, ông rẽ vào hiệu sách để “thư giãn”. Mắt sáng lên khi nhìn  thấy bộ sách Vũ Bằng, để rồi tiu nghỉu khi hỏi giá. Cả bộ gần 400.000đ, bằng 20 ngày công đạp xích lô của ông. Bộ sách ám ảnh ông trong cả giấc ngủ, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ nhỡ lúc mình đủ tiền người ta đã bán mất sách. 2 năm sau, một sáng ngủ dậy ông không tin vào mắt mình khi nhìn thấy 3 cuốn Vũ Bằng đặt ngay ngắn trên bàn. Hóa ra cậu con trai Nguyễn Thế Bách đã dành cả mùa hè đi bưng bê rửa bát cho hàng cháo trai, dành dụm mua tặng bố.

    Bách hưởng tình yêu sách từ bố, chàng kỹ sư này là thành viên chủ chốt của diễn đàn sachxua.net, cư dân mạng sưu tập sách quá quen với những tư vấn thân thiện và đầy am hiểu về sách cũ của Bách.  Ông Thành tự tin rằng phòng sách gia đình mình sẽ tồn tại bền lâu, “bởi tôi đã có Bách kế tục, con trai sẽ nối dài tình sách của tôi”.

  • Hiệu sách “máy chém” giữa phố nhà băng

 

  Mặt phố Bà Triệu tấc đất tấc vàng, chỉ cần hé răng nói muốn cho thuê chỗ, đầy ngân hàng với showroom nhảy vào tranh cướp. Nằm giữa “phố nhà băng”, tiệm sách cũ 180 vì vậy gần 30 năm nay bất đắc dĩ vào thế “khủng khỉnh” với tiền. Chủ nhân Lương Ngọc Dư là một tay “dị”: dáng hộ pháp, gắt gỏng như mắm tôm, bán sách nhưng mỗi ngày chỉ mở cửa hàng đúng 4 tiếng (sáng 10-12h; chiều 4-6h), ngoài giờ “hành chính” của ông chủ, khách có nì nèo cách mấy cũng đến nước tiu nghỉu đi về.

  Để được tiếp, khách đến mua sách cũ ở 180 Bà Triệu phải biết mình cần gì. Nếu chưa có “list” tìm mua trong đầu, đứng sớ rớ ngó nghiêng “xem có gì hay hay”, sẽ  nhanh chóng bị “tống tiễn”. Còn thẽ thọt “Tôi đang tìm quyển X, Y…”, ông Dư cũng chả nhẹ giọng hơn: “Đứng yên đấy! Chờ tôi lấy ra” (“yên đấy” nghĩa là cứ việc nhấp nhổm ngay dưới hè đường Bà Triệu mà ngó vào, chứ đừng tưởng bỏ sẽ bước được qua ngưỡng cửa, chạm vào gáy những quyển sách bày chất ngất trên giá). Và khi ông Dư phát giá thì hỡi ôi, cứ gọi là “cắt cổ”! Đắt hả, thích thì cứ việc trả giá- quyền của anh mà. Đương nhiên không bao giờ có chuyện bớt! (Trừ dăm trường hợp cực khôn trả giá “nhã” thế này: “Tôi thích cuốn này quá, mà trong túi chỉ còn đúng ngần này tiền, ông xem lại bớt chút được không?”). Giang hồ giới tầm sách gọi ông chủ 180 Bà Triệu bằng rất nhiều “ních nêm” (mà không có cái nào âu yếm ): Dư già, Dư máy chém, Dư ngông…”Chém” khách như đốn rạ, phục vụ phong cách mậu dịch bao cấp- vậy mà tiệm sách của ông Dư vẫn tồn tại phong độ tới 30 năm nay, lại còn là “địa chỉ văn hóa” theo chỉ dẫn của nhiều tạp chí- cẩm nang du lịch Tây viết về Hà Nội. Rồi lượng khách thâm thủy trung thành theo Dư “già” đến 3 thập kỷ, dù vật đổi sao rời từ bao cấp sang thị trường rồi lại hội nhập vê kép-tê-ô vẫn kiên quyết không bỏ Dư, dù bao tiệm sách mọc lên như nấm vẫy gọi…

  Thì đây, cái lý của ông Dư thế này: “Tôi chỉ thoáng nhìn cử chỉ người ta cầm sách, cách họ hỏi chuyện- tôi nhận ra chính xác họ có phải là người yêu sách, trọng sách hay không. Những người tìm đến tiệm sách này vì hiếu kỳ là tôi ghét nhất, khách ấy tôi không màng! Sách của tôi không có   loại rẻ tiền hay lá cải, tôi tự hào luôn xứng đáng là hiệu sách cũ của Hà Nội”.

  Ông Dư khởi nghiệp bán sách với vốn liếng là tủ sách gia đình. Kho sách vài trăm quyển ban đầu ấy được bổ sung hàng ngày, tới giờ đã gần 3 triệu đầu sách với xác suất trùng nhau rất ít, những quyển thiên hạ không biết tìm ở đâu thì họ sẽ đến hỏi ông Dư. Ngày xưa, để tầm sách ông Dư lặn lội về  các tỉnh heo hút, tìm đến từng tủ sách quý ẩn dật trong các tư gia. Đến giờ thì ông Dư đã gây dựng được hệ thống vệ tinh khắp nước, chỉ cần ngồi tại Bà Triệu nhấc điện thoại điều hành. Khách mua sách hiếm, nếu không có ngay tại cửa hàng sẽ nhận được lời hẹn của ông chủ, và từ lời hẹn miệng đó- “lệnh truy nã” đầu sách sẽ gửi khắp toàn quốc.

     Bước phiêu lưu của sách khó ngờ. Không ít người mua sách cũ ở tiệm ông Dư đã sướng ngất khi tìm thấy quyển sách được cha mẹ, người tình tặng cách đây hàng chục năm; thấy những hình vẽ nhăng cuội đánh dấu chủ quyền của chính mình khi còn là cậu nhóc tiểu học. Tại tiệm sách 180, có người đàn bà Pháp đã rưng rưng khi tìm được bức ảnh cha mình chụp các con tại trang trại gia đình trên một quyển tạp chí từ năm 1930.  Chính ông Dư cũng không ít lần bàng hoàng khi lọ mọ tìm sách ở một tỉnh lẻ, lại thấy quyển sách chính tay mình đã khâu dán, và từng bán đi. “Khi đó, cuốn sách là con đường trở về kỷ niệm. Tìm lại được ký ức là là món quà đôi khi may mắn ta được nhận trong thế giới sách cũ”- ông Dư trầm ngâm.

    Đời bán sách của ông Dư có nhiều chuyện day dứt. Thời bao cấp, không ít học giả nổi tiếng vì nghèo túng đã tìm đến ông Dư để trao gửi tủ sách quý. Ông Dư kể, “Có những lần nghe chủ nhân nói lời từ biệt sách mà tôi rớt nước mắt, đó là cuộc chia lìa đau đớn. Những trường hợp ấy, tôi chỉ biết lựa lời khuyên: Mua được tủ sách này tất nhiên cháu lãi lắm, nhưng bác nên giữ lại cho con cháu, bởi đời người chưa chắc có được tủ sách quý như vậy”. Ngay cả bây giờ, vẫn có những học giả tóc bạc da mồi tìm đến ông Dư dạm bán trước tủ sách: “Sách tôi rất quý, nhưng con tôi không theo nghề. Tôi chết không nỡ để sách ra giấy lộn. Thôi thì gửi anh, để đời sách còn có ích. Chỉ xin anh xóa sạch hộ mọi dấu tích riêng tư, có vậy tôi mới bớt đau…”. Sách quý lại có thủ bút của những người nổi tiếng sẽ tăng giá trị nhiều lần. Nhưng ông Dư luôn trung thành với lời hứa cùng các chủ nhân, hoặc ông giữ lại trong bộ sưu tập sách riêng của mình, hoặc xóa mọi vết tích của người đã nuốt ngược nước mắt trao sách cho ông.

  Sách cũ đến tay ông Dư trong tình trạng rời từng tờ, mất đầu hoặc mất cuối, thiếu trang…là chuyện bình thường. Việc “phục chế” bắt đầu từ ghép bù phần thiếu, khâu dán, đóng xén…Mỗi lần trả lại hồn vía tinh tươm cho một cuốn sách xộc xệch, ông Dư đều thấy xúc động khó tả. Đả phá chuyện chơi sách theo lối hình thức sáo rỗng, ông Dư nói: “Sách quý là người đọc biết sử dụng hiệu quả nó, biết biến những điều trong sách thành có việc có ích ngoài đời. Còn tầm sách cũ sách hiếm để “làm sang” phỏng có nghĩa gì, nếu chỉ để sách “chết” trên giá?”

  Bạn nặng lòng thật với sách, hay chỉ muốn chứng tỏ mình cũng “chữ nghĩa đầy người”? Chỉ cần đứng 3 phút dưới vỉa hè Bà Triệu, ngửa đầu nói chuyện với người đàn ông hộ pháp ngồi trên cái ghế gỗ bé tý, chặn trước tiệm sách cũ 180 như ông Từ giữ đền- ông ta sẽ nhanh chóng “phát giác” ra ngay!

 

PHỦ THÀNH CHƯƠNG

Quỳnh Hương

1.

Cách 30 km Hà Nội náo nhiệt và ồn ào, vượt qua một con đường mịt mù bụi đỏ, rẽ vào Phủ Thành Chương – là được thụ hưởng không gian thanh bình thân mật như trong một khu làng Việt cổ đã yên ổn nằm đây hàng trăm năm nay. Phủ rộng hơn 10.000m2, lưng dựa vào núi Sóc, kề bên là hồ Kẻo Cả quann năm nước trong xanh. Theo cách tính duy tâm, thì Phủ Thành Chương thịnh về phong thủy. Rải rác trong khuôn viên có ao sen, hồ bán nguyệt, ao cá, bể bơi, và hàng trăm loài cây đặc trưng của khắp các vùng miền. Phủ có hơn 10 ngôi nhà, kiến trúc theo lối nhà Việt cổ. Nhà cổ “xịn” (được bê nguyên chiếc từ nơi người ta đã dựng nó cách đây cả trăm năm về) thì có một ngôi nhà ở Nam Định, một ở Thanh Hóa, một ở Bắc Ninh, một nhà sàn Hòa Bình.

Họa sĩ Thành Chương quy hoạch không gian rất tỉ mỉ: nhà ở từng khu vực phải như thế nào, bóng mát ra sao, cây cỏ, cây lưu niên có xén tỉa hay để mọc lùm bụi um tùm, thậm chí từng viên sỏi vứt ở chỗ nào trong vườn cũng đều có sự sắp đặt chi tiết. Kỹ càng nhưng không gượng gạo, tất cả đều toát lên một đời sống tự nhiên, hồn hậu và thuần khiết hồn Việt. Người khó tính cũng không thể tìm thấy ở đây cái gì “lệch ra” để chê được.

Cửa không khóa, những ngôi nhà cứ mở cửa thoáng quanh năm. Lúc nào cũng sạch sẽ không một vết  bụi. Lúc nào cũng một bộ đồ trà đầm ấm, có phích nước sôi giòn (mà gia đình người giúp việc cứ 3 giờ lại thay nước sôi một lần, cho dù có khách hay không). Ông chủ về Hà Nội cửa vẫn mở, khách đến thấy sẵn một không gian niềm nở và hòa nhã đang đợi mình. Dù đến lần đầu cũng không có cảm giác xa lạ- không gian thân mật nơi đây cho người ta thấy được gần gụi và bình yên như nơi quê nhà của ông bà mình.

2.

100 người đến thì cả 100 đều thắc mắc: Đồ cổ cứ bày ra như sỏi thế, không sợ người ta lấy mất à?Quả thật trong Phủ đồ cổ vứt lăn lóc ngoài vườn. Dọc theo các lối đi- tượng, hũ, liễn, bát đĩa ấm chén, thậm chí cả những viên đá cổ tùy táng theo người chết, có những thứ niên đại cách đây hơn ngàn năm nằm phơi mưa phơi nắng như vại sành chum mẻ ở góc vườn nhà quê nào đấy. Tất nhiên, không ai nỡ cầm của Thành Chương dù một viên sỏi trong vườn, khi người ta thấy anh tận tụy đến thế trong khu Phủ này, khi anh đã hào hiệp chia sẻ cùng mọi người cái không gian thấm đượm tính gia đình. Trong vườn có hai khối đá lớn mà Thành Chương chở từ Ninh Bình về bằng cẩu 15 tấn, anh đã phải đập bỏ cái cổng uy nghi và bề thế- để đem được đá vào trong vườn, rồi xây lại cổng. Nhiều người cho là anh “ngông”, cũng giống như khi anh mang nguyên vẹn một chiếc cầu ao bằng đá ở Nam Định về bắc ở ao nhà mình, hay đem chiếc giếng cổ ở Thanh Hóa về đặt ở giữa vườn. Thành Chương không “thanh minh thanh nga” những chuyện ấy. Đơn giản vì khu phủ này là giấc mơi lớn của đời anh, và mỗi ngày được vun da đắp thịt cho nó, là mỗi lần anh được trải qua cảm giác hân hoan và hồi hộp như khi người ta được chạm vào tình yêu của mình. Niềm đam mê với đồ cổ có lẽ từ trong máu. Hồi bé, mới banừg cái mắt muỗi Thành Chương đã suốt ngày lẩn mẩn gom nhặt- n hư một ông cụ có bệnh hoài cổ. Đi bộ đội, vào chiến trường lĩnh ta phải tính từng lạng vật dụng sao cho đỡ nặng, khi di chuyển nhanh nhất. Thì anh lính Thành Chương đi qua một bản nhỏ, thấy có con voi đá nham nhở khói đất, nhặt bỏ vào ba lô vì tiếc, thế là cứ ôm cứ cõng cái con voi đá ấy khắp chiến trường, cho tới ngày quay ra Bắc…

Như một thái ấp, Phủ Thành Chương có đời sống tự cấp tự túc: vài sào ruộng đủ lúa gạo để nhà ăn quanh năm; hoa trái, rau cỏ trong vườn màu nào cũng sung túc; lợn, gà, ngan, ngỗng đầy chuồng; có cả đôi bò nuôi để lấy sức kéo- không phải ngày mùa vụ, đôi bò lười nhác quẩn quanh chân cây rơm trong vườn trông thanh bình như một bức tranh. Thành Chương nói: Muốn giữ một không gian thuần Việt, quy tụ hồn vía tinh thần của văn hóa Việt kiểu “tủ kính” thì đã có các bảo tàng. Tinh thần ấy thật sự có ý nghĩa, sẽ ganà gũi nếu mang một đời sống tiếp diễn. Trong không gian cổ kính của Phủ Thành Chương- người, vật, đồ đạc, cây cỏ đều đang tồn tại. Không phải một đời sống đóng kín nệ cổ, mà có sự tham góp của văn minh. Những ngôi nhà cổ đều đảm bảo tiện nghi sinh họat của người đô thị: bồn tắm, khu vệ sinh khép kín sang trọng, máy nóng lạnh, điều hòa…Tiện nghi ấy được ẩn rất khéo léo và tế nhị giữa kiến trúc và nội thất cổ xưa, không hề lạc ra hay kệch cỡm, người sử dụng thấy thoải mái đồng cảm như một sự tất nhiên….

3. Phủ Thành Chương giờ là “danh thắng”. Cuối tuần chán cái ồn ào nông nổi nơi phố thị, người ta lại kéo nhau về đây. Bạn bè, người quen của Thành Chương thì ít, chủ yếu là khách thập phương “nghe đồn thì đến xem sao”. Có lần mấy xe ca đỗ xịch trước cổng, bấm còi inh ỏi. Ông chủ ra mở cổng chậm bị quát cho một trận. Hơn 200 con người kéo vào, nằm ngồi, đi lại, tấm tắc chỉ trỏ, bình luận, khen ngợi, giảng giải từng khu vực cho nhau theo ý nghĩa mà mình tưởng tượng. Các đoàn khách chào hỏi nhau lễ phép niềm nở, nhưng tịnh không một ai chào ông chủ nhà. Cái cảnh mấy ông khách com lê cà vạt, bà khách váy đen dài quết đất nhảy vào bồn tắm, vặn xem cái vòi hoa sen nó như thế nào, loay hoay một lúc chạy ra- người ướt sũng, là chuyện rất bình thường. Khách đến hớn hở lục lọi, xem xét, chụp ảnh lưu niệm – ông chủ nhà cứ đứng nhìn mà tủm tỉm cười…

Hàng ngày, gần 6 giờ sáng gia đình người giúp việc đã quét vườn. Quét xong lau bụi ở đồ đạc, lau nền nhà, đun nước sôi đổ vào phích ủ trong các dãy nhà. Đến gần trưa mới ngớt việc. Phủ lúc nào cũng sạch sẽ ngăn nắp, cũng sẵn sàng chào đón khách. Trọn vẹn vai trù một chủ nhân hiếu khách, Thành Chương nhiệt tình làm “guide” dẫn khách đi giới thiệu từng góc vườn. Nhưng mặc dù anh cười nói bao nhiêu, người ta vẫn thấy anh là một người đàn ông đang phải mang quá nhiều nỗi buồn, những nét mệt mỏi trên gương mặt anh, hoàn toàn không hẳn vì thời gian hay tuổi tác. Giống như nhiều người nổi tiếng khác, cuộc sống của Thành Chương bị thêu dệt thêm bởi những lời đồn. Rằng anh nhiều phụ nữ,a nh lắm tiền và ngông cuồng. Nhưng nhìn anh âu yếm những đứa con của mình, anh vun vén từng vạt cỏ viêm sỏi trong Phủ như một người nông dân dồn hết tình yêu cho đất đai – chỉ có cảm giác anh là người đàn ông đang thèm khủng khiếp sự bình yên. Cái gánh nặng của tiếng đồn “tiêu tiền không hết” đang đè nặng lên anh lắm. Mà lúc nào cũng phải cư xử như một người rất nhiều tiền thì thật mệt mỏi.

   Thành Chương vẽ rất nhiều chân dung chính mình, anh bảo: “Vì tôi yêu tôi, vì khi vẽ chính mình tôi được tự do nhất…”. Vậy mà trong tranh, lúc nào cũng là gương matự của một gã dàn ông cô độc và thật buồn. Giờ, anh đã được an ủi trong thế giới của riêng mình, với khu Phủ Thành Chương – giấc mơ lớn của đời anh đang chia sẻ tình yêu với thật nhiều người…

Nhạc sĩ Kim Ngọc: “Tôi thích quyến rũ hoặc ít nhất đối mặt với thách thức”

Quỳnh Hương (thực hiện)

 

       Kim Ngọc từ bỏ kiểu đầu trọc Sinéad O’Connor vì  nó “đặc biệt sexy” – cô không muốn bị bận rộn. Nhưng với mái tóc chim sẻ ngỗ ngược, cặp mắt trong veo loáng ướt, vẻ sinh động và hấp lực tinh thần khó cưỡng- cô luôn sexy quá mức bình thường. Là gương mặt nữ duy nhất trong những người làm nhạc thể nghiệm tại Việt Nam, đương nhiên Kim Ngọc bị coi là nổi loạn. Nhưng quan sát Kim Ngọc làm nghề, bình tĩnh và can đảm với xác tín của mình- lại thấy cô hết sức cẩn trọng và tỉnh táo. Từ chối những “sứ mệnh đao to búa lớn” mà người ta gán cho âm nhạc của cô, Kim Ngọc khẳng định nghệ thuật cô đang làm là cố gắng về gần với bản thân, trước hết vì niềm vui thích của chính mình.

 

 

 –Những năm cuối 1990 chị viết ca khúc. Những bài hát đó được hầu hết các divas thu âm. Nếu tiếp tục con đường ấy Kim Ngọc đã là “star” của nhạc trẻ đấy chứ?

+ Danh tiếng cũng hấp dẫn, nhưng với tôi quan trọng hơn là biết mình là ai và hiểu rõ lý do mình lựa chọn, trả giá. Viết ca khúc pop chỉ là sở đỏan, không phải đủ thỏa mãi tôi lâu dài.  Tôi muốn đi tìm một điểm trùng lặp trong đời sống tinh thần của mình với nhịp điệu sống xung quanh mà mình tri giác.

– Chị mất tới 16 năm kỳ cạch nghiêm ngắn trong Nhạc viện Hà Nội, nhưng hình như chị chẳng  sáng tác gì theo lối chính thống mà mình đã học?

+ Tôi chưa bao giờ từ bỏ giao hưởng, nó chỉ bị gián đọan bởi tại Việt Nam vào thời điểm đó thực sự không có môi trường cho tôi phát triển. Cuộc chơi với âm nhạc hàn lâm vẫn là máu thịt và thách thức đối với tôi. Dù tôi có cái ngọn nhọn hoắt ngang ngược mọc theo hướng nào và hình thù gì thì cũng là từ cái gốc âm nhạc hàn lâm mà ra. Thời gian du học có tính chất tiếp thêm dinh dưỡng cho cái “ngọn” bớt còi cọc và nhiều chồi lộc hơn. Chứ không có nghĩa thời gian đó biến tôi thành một sinh vật từ trên trời rơi xuống.

Công chúng đang  đến với những tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại  chỉ vì tò mò. Thừa nhận điều này có khó không?

+Tính tò mò là điểm khởi đầu của tri thức và hiểu biết. Nếu nhạc đương đại được tò mò rồi thì nó đã khẳng định được một nửa lý do cho sự tồn tại của mình.

Những điều chị đang làm có nằm trong mục đích “giải trí, an ủi, nâng đỡ tinh thần”- những cái người ta định danh là “công dụng” của âm nhạc không?

+ Âm nhạc của tôi có giá trị giải trí, an ủi và nâng đỡ. Tuy nhiên giải trí không có nghĩa chỉ là thư giãn, mà còn là bạn tìm được một hứng thú, cái đó mang lại cho bạn năng lượng sống và làm bạn tươi sáng trở lại. Tôi tin có những người thấy được “giải trí” với nghệ thuật của tôi, đấy là những khán giả thực thụ của Kim Ngọc. Nhưng nói chung giải trí hay an  ủi hay nâng đỡ chỉ là những khía cạnh rất nhỏ trong bức tranh tổng thể nghệ thuật.

Chị có khẳng định nếu công chúng không đồng cảm, chị cũng chấp nhận, chứ nhất định không nắn mình để chiều chuộng đám đông. Chẳng lẽ việc có đối thoại, tác phẩm của mình được va đập và tái sinh qua những đời sống khác- chị không thấy là hấp dẫn?

+Không có thứ nghệ thuật nào dành cho tất cả mọi người. Một tác phẩm nghệ thuật ra đời ắt có kẻ thích người chê, người đồng cảm kẻ thờ ơ. Đấy là một kinh nghiệm sống mà một lúc nào đó trong đời dù không muốn người nghệ sĩ cũng sẽ phải trải qua. Ứng xử thế nào với điều không dễ chịu này thể hiện bản lĩnh và cá tính của anh ta: Khi được yêu người ta dễ bừng sáng, còn lúc bị ghét họ có xem lại mình, có đi “phẫu thuật chỉnh hình” không? Hay bất cần cao ngạo đi ở ẩn? Tôi thì chọn con đường nếu đã “tìm ra mình” rồi thì quyết không đánh đổi nó lấy bất cứ điều gì khác. Nhưng tôi tha thiết được đối thọai – giống cái việc “va đập”, “tái sinh” như bạn nói – vì nó là điều tất yếu mà một tác phẩm nghệ thuật phải làm được. Tôi tha thiết được đối thọai giống như tha thiết được nghe giọng nói con người ở xung quanh mình, dù có phải chịu sự ghẻ lạnh hay mắng nhiếc.

Những điều mình làm tâm huyết và nghiêm túc không “chạm” vào công chúng. Những gắng gỏi đơn thân của nghệ sĩ nhận được những phản hồi không liên quan của giới chuyên môn- chị đã nếm trải cảm giác ấy chưa? Nó có làm chị lung lay không?

+Tôi đã trải nghiệm một ít cảm giác này tại Việt Nam. Tôi chả lung lay gì cả, tôi biết mình là ai, đang làm việc trong một môi trường thế nào. Mình sống chủ động tích cực thì thấy khỏe mạnh nhiều sinh lực hơn rất nhiều so với việc ngồi một chỗ ca cẩm hoặc kêu gọi mọi người hãy lắng nghe… Tôi không thích than vãn, mà thích quyến rũ hoặc ít nhất đối mặt với thách thức.

Chị có quan tâm đến các đồng nghiệp cây đa cây đề, khi họ phán xét một nhân vật nổi loạn như chị?

+ Tôi không ngần ngại những phán xét, nhưng tôi thấy “cây đa cây đề” chẳng có hấp dẫn gì cả. Chủ nghĩa hàn lâm hoặc tiền phong mà tôi được tiếp xúc tại phương Tây cực kỳ hấp dẫn, thế nên tôi đã cắp sách đi học họ. Chuyện này không diễn ra ngay từ đầu. Bản chất hay phản kháng khiến cho tôi cãi nhau suốt trong năm học đầu tiên với cả thày chuyên môn của mình. Nhưng rốt cuộc họ đã lôi cuốn tôi bằng tri thức giàu sang và quyền lực sáng tạo cá nhân của mỗi người.

Người làm nghệ thuật thể nghiệm không liên quan đến thị trường. Đây là sự kiêu hãnh hay nỗi tủi thân?

+Không kiêu hãnh cũng chẳng tủi thân.

-Vậy là thái độ chấp nhận?

+Đúng rồi, phải chấp nhận môi trường sống và không ngừng quyến rũ nó chứ tủi thân làm gì cho phí năng lượng. Còn nói kiêu hãnh là giả dối.

Trong các vở music-theatre của chị gần đây, người ta thấy Kim Ngọc độc diễn cả phần âm thanh và hình ảnh (bao gồm những phương tiện tạo hình sân khấu, chuyển động hình thể của diễn viên, hát voice, video…). Việc khai thác mình tối đa  hấp dẫn với chị hơn vị trí âm thầm của một người sáng tác- đứng phía sau?

+ “Music-theatre” là nhạc sĩ phải làm hết. Nếu không nó thành tác phẩm nhạc có múa minh họa hay tác phẩm múa có nhạc đệm mất. Ở đó là một tổng thể cấu trúc các lọai hình nghệ thuật nhằm đưa đến cho khán giả 1 ấn tượng chung, mà âm nhạc là “cốt chuyện” chính. Những yếu tố sân khấu khác tham gia vào không mang tính “hỗ trợ” mà đóng vai trò như những nhân vật khác trong “câu chuyện” âm nhạc. Đây chính là điểm khác biệt của music-theater so với các lọai hình sân khấu truyền thống hay lọai hình thuần âm nhạc khác.  Sáng tác cũng là khai thác hết mình, nhưng với music-theatre cái tôi của nghệ sĩ được đẩy tới tận cùng hơn.

Khi chị làm “Ai đem con nhện giăng mùng”- mọi người cứ đoán là cô ấy bức xúc với sự bất ổn, tù túng của thân phận phụ nữ, và lắng nghe câu chuyện của chị theo cách gắn vào nỗi khổ của phụ nữ. Chị có nghĩ việc quan trọng của người nghệ sĩ là dệt nên những sợi dây có khả năng đánh thức trí tưởng tượng và trải nghiệm của công chúng?

+Tôi cho rằng đó là công chúng đã “đọc” tác phẩm của tôi theo cách của mình. Một cách đơn giản nhất những hình ảnh mà tôi dùng đã đánh động trong tiềm thức hoặc kinh nghiệm sống của khán giả và những sợi dây liên quan khiến họ hình thành nội dung của riêng họ. Tôi chưa bao giờ mong đợi một nội dung cụ thể nào từ phía khán giả. Tôi lắng nghe họ giãi bày và thấy rằng mỗi một câu chuyện hay ấn tượng lớn nhỏ của từng khán giả đều bao hàm trong tác phẩm của tôi. Chỉ là những góc nhìn khác nhau vào cùng 1 chân dung, và họ nhìn nó từ khóc độ nào phụ thuộc kinh nghiệm sống và tri thức của mỗi người. Đối với tôi tất cả điều ấy đều quý giá và đáng được tìm hiểu. Vì một lần nữa thông qua phản hồi của khán giả, tôi được tiếp cận với rất nhiều những đời sống khác nhau. Còn nói đúng ra thì “Ai đem con nhện giăng mùng” là một suy nghĩ của tôi về TÍNH NỮ. Tôi đặt Tính Nữ dưới mọi góc độ và mối quan hệ: Truyền thống – hiện tại, hiện đại- cổ điển, độc lập- phụ thuộc, tự chủ- nô lệ, chủ động – thụ động, nạn nhân- kẻ gây án, khách quan- chủ quan…

-Chị khuyến khích những tham vọng thay đổi?

+ Nghĩ về thân phận phụ nữ là một cách những khán giả ấy đang chiêm nghiệm về tòan bộ những vẫn đề mà tôi nêu trên. Và ai biết nó sẽ làm nên những thay đổi âm thầm gì trong hành vi sống của họ?  Tôi nghĩ những thay đổi để cuộc sống chúng ta chủ động, được về gần với chính mình nhất đều là tích cực.

Cảm ơn chị về cuộc chuyện trò này.

 

BOX: Trần Kim Ngọc sinh năm 1975, Từ 6 đến 17 tuổi học piano tại Nhạc viện HN. Sau đó học khoa sáng tác NVHN đến năm 2001. Đoạt giải sáng tác âm nhạc đương đại Paris 1994, năm 20 tuổi là thành viên Hội Nữ nhạc sĩ Quốc tế.

–         Từ 1/2002 đến 12/2004 học sáng tác ngẫu hứng và nhạc điện tử tại đại học âm nhạc Cologne CHLB Đức.

-Đã dựng các vở Music-Theatre: “Một và Hai” và “Cái chết của con Thiên Nga” công diễn tại Cologne. “Gió Nồm” công diễn tại Cologne, Bruxels, Basel, Freiburg. “Năm Ngón Chân” công diễn tại Mỹ. “Bài Ca Đứa Bé Lang Thang”,  “Venus in Hanoi”, “Ai đem con nhện giăng mùng” công diễn tại Hà Nội. Tháng giêng 2008, “Ai đem con nhện giăng mùng” sẽ ra mắt khán giả TP HCM.

 

NGÕ HÀ NỘI

 

Quỳnh Hương

 

   Chưa từng ai làm con số thống kê rằng:có bao nhiêu phần trăm cư dân Hà Nội trưởng thành cùng những “Ký ức hình ống”? Cuộc sống trong những con ngõ chật chội, sâu hun hút, quanh năm không có nắng chiếu – mang nhiều âm hưởng lam lũ hơn sự thi vị. Người Hà Nội đi xa, hiển nhiên nhớ phố. Và rưng rức trong những cơn cớ không yên lại là ký ức về ngõ. Nơi đó có 1 đời sống thanh bình và bất ổn đan dệt nhau, có ồn ào mưu sinh xen lẫn những trầm mặc ngưng đọng, có sự thơ ngây lỗi nhịp chung sống với láu cá thời thượng…

  Ngõ Hà Nội có mật độ chằng chịt, vài nhà  lại đến 1 ngõ. Đặc điểm chung là ngõ hẹp. Khi các gia đình thi nhau đua ban công, làm thêm “chuồng cọp” để tận dụng diện tích phơi phóng; khi ngành điện lực và bưu chính viễn thông hợp sức chăng những búi dây như mạng nhện dọc ngang – thì  cái khe hở để ngửa cổ nhìn trời trong lòng ngõ chỉ còn đo bằng gang tay. Kỹ năng sống đầu tiên cần phải học khi làm cư dân ngõ- ấy là khả năng lạng lách. Để tránh không va quệt phải những bếp tổ ong, quầy la-ghim, mẹt rau rong, gánh hàng quà người ta bày hết ra lối đi chung. Chưa kể đến xe nôi trẻ con, người già lững thững đi tập dưỡng sinh – thường không tuân theo bất cứ nguyên tắc nào khi tham gia giao thông trong ngõ. Ngõ giữa lòng phố cổ là lối đi âm âm  hình ống, quanh năm không có nắng chiếu, chỉ vừa 1 người đi. Nhà muốn mua cái Ti vi hay tủ lạnh, đau đầu nát nước nghĩ cách chuyển vào. Nhiều mối tình tan vỡ khi cô gái đến thăm nhà người yêu trong ngõ, vì không muốn hình dung đám rước dâu của mình sau này sẽ là cuộc đi hàng một chật vật mò đường trong lòng ngõ tối. Người quen ở phố rộng, thường ái ngại cho những cuộc sống quanh năm ướp mùi khói than, mùi xào nấu, mùi quần áo âm ẩm của cư dân ngõ. Nhưng sự thân thương, yên bình, những đầm ấm quyến luyến trong không gian sống nhỏ hẹp, cổ xưa và khuất khúc ấy lại đích thị là cảm xúc mà chỉ người của ngõ mới cảm nhận được.

   Cũng như vỉa hè, mỗi centimet mặt ngõ đều có ý nghĩa nuôi sống những cư dân của mình. Sáng sớm mùi thơm lừng nồi nước dùng của bác hàng phở đã len lỏi đánh thức từng nhà; Hàng quà san sát đầu ngõ những xôi chè, trứng vịt lộn, cháo sườn. Các bà nội tướng không cần bước chân ra chợ, vì những chị hàng rau, hàng cá, hàng thịt với chiếc mẹt nhỏ cắp ngang hông đến rao tận cửa. Mùa nào thức nấy, chẳng có thời trân nào bán trên phố mà người ta không chăm chỉ mang vào tận ngõ. Kim chỉ, mắc áo, bả chuột, móc khoá…lắt lẻo theo các gánh hàng rong, được bán với giá mềm hơn tại chợ. Từ sáng đến đêm khuya, những tiếng rao hàng kéo  dài lê thê trong các ngõ nhỏ sâu hút, có gì nhẫn nại, có gì đượm buồn.

   Cho dù hiện nay cafe,nhà hàng máy lạnh nội thất đẹp, wifi chạy vù vù đang là thú hưởng thụ thời thượng của thanh niên Hà Nội- thì cái văn hoá ngồi xổm vỉa hè để ăn uống, thứ văn hoá  tiếp nối tập tục sinh hoạt chợ quê của một Hà Nội cũ vẫn chẳng bao giờ bị áp đảo. Bàn bạc hợp đồng, cần 1 không gian ngồi sang trọng, hay trời oi nực ngại đổ mồ hôi – người ta có thể vào cafe máy lạnh làm 1 ly trà túi lọc nhạt hoét; hoặc gọi 1 bát phở bò với nước dùng thập cẩm có thể chan vô tội vạ cho cả mì tôm, bún, miến. Nhưng để thưởng thức, để được khoái khẩu- chắc chắn phải ra vỉa hè, vào các ngõ nhỏ. Bởi chốn ồn ào dân giã ấy mới là nơi lưu giữ trọn vẹn và tôn vinh ẩm thực Hà Thành lên tầm nghệ thuật tinh hoa.     

   Ngõ Phất Lộc nổi tiếng không phải nhờ đã từng vào tranh Bùi Xuân Phái, mà vì một hàng bún đậu mắm tôm. Gần 20 năm trước, chị Trần Thị Hương về làm dâu Phất Lộc, ngõ có thêm gánh bún đậu mắm tôm tần tảo.  Mắm tôm được thửa riêng từ Thanh Hoá, loại vừa ngấu tới, màu mắm ửng hồng, thơm dậy. Gia giảm đường, bột ngọt, ớt tươi theo một bí quyết riêng, rưới thêm thìa mỡ rán đậu sóng sánh- bát mắm tôm là đòn hạ gục khách của chị Hương.  Miếng đậu rán ở đây mới thật đặc biệt: đậu phụ làng Mơ, ăn vào miệng cứ muốn giữ mãi cái dư âm mềm, dẻo, thơm ngậy; ăn kèm với bún vắt Phú Đô trắng mịn cắt miếng; Thêm đĩa rau húng Láng, kinh giới, tía tô tươi roi rói, lắc đác mấy miếng dưa chuột nếp da xanh nõn, giòn ngọt tận chân răng….Ai đã ăn một lần không thể không quay lại. Chả thế mà chỉ với món hàng quà rẻ tiền này, gia đình chị Hương đã xây được căn nhà lầu bề thế nhất nhì ngõ Phất Lộc.

  Cách hàng bún đậu mắm tôm ngõ Phất Lộc không xa là cà phê Năng- nằm ngay đầu ngõ. Quán rất nhỏ, dăm bộ bàn ghế bé tí bám dọc tường, quầy pha cafê và cầu thang đã chiếm gần hết không gian trong quán. Nên phần lớn khách thường mang ghế đẩu tràn ra  vỉa hè Hàng Bạc. Chỉ có đen và nâu, nóng và đá- quán đông nghịt suốt ngày đêm. Có người nghiện ngồi cà phê Năng vì chỉ ở đây (và dăm quán cũ là Nhân, Lâm, Giảng…) mới còn cà phê chính hiệu Hà Nội, không lai tạp mấy thứ cà phê nhuốm màu công nghiệp của Trung Nguyên hay Highland. Lại có người nghiện không khí vỉa hè phố cổ, đầy chuyển động nhưng vẫn nhuốm màu thâm trầm cổ kính.

Càphê ngõ độc đáo nhất là “Phố Cổ”- ẩn mình như một ốc đảo thanh bình giữa phố Hàng Gai tấp nập bán mua tơ lụa. Quán chỉ dành cho khách quen, những người ưa tĩnh và hoài cổ. Trước kia còn có chiếc biển hiệu bé tí, với dòng chữ “Phố Cổ” viết tháu, từ đường Hàng Gai phải tinh mắt lắm mới nhìn thấy. Chẳng hiểu sao gần đây cái biển nhỏ ấy ông chủ cũng cất nốt, như ngại rằng nhiều người đến quá (?).Trong không gian tịnh mịch với nhà cổ, hoành phi câu đối, sân vườn, khóm trúc,vài con gà tre quanh quẩn mổ rêu góc sân, 1 con rùa đá bắt muỗi sau hòn non bộ- người khách có cảm giác đồng hồ thời gian quay ngược lại Hà Nội của thập kỷ 60-70. Chủ quán bài trí “Phố Cổ” không nhuốm màu quán xá, mà để khách được thư thái như đang thưởng trà trong chính ngôi nhà êm đềm của mình. Trà Tàu, cà phê Trứng ở đây rất ngon, khách muốn ngồi qua trưa có thể đặt quán nấu cơm dư, sẽ được ăn canh cua, cà muối, cá kho tương- những món thuần quê mà chủ nhân “Phố Cổ” kỹ tính nấu riêng cho nhà mình.

  Tạm Thương là con ngõ nhỏ thông giữa 2 phố cổ Yên Thái và Hàng Bông. Giữa ngõ có đình thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, theo sử cũ thì ngõ này vốn là một kho trữ lương. Tạm Thương được gọi là ngõ rượu- nơi thương nhớ lâu bền chứ không hề tạm trong lòng dân nhậu. Suốt dọc con ngõ dài là hàng chục quán bình dân chuyên trị rượu dân tộc. Thôi thì đủ cả Tắc kè, bìm bịp, sâm cầm, cá ngựa, sâu chít, ong đất, sâm củ…loại nào liên quan đến “động thực vật” mà các cụ ta xưa tìm ra, ở đây có cả. Giờ cao điểm ở ngõ Tạm Thương từ 5h chiều đến 12h đêm. Con ngõ vốn chẳng rộng gì bị trưng dụng làm những bàn nhậu ngoài trời cho khách, trước cửa mỗi nhà đều có 1 lò than đỏ rực, trên bắc chảo mỡ sôi để rán nem, chiên chả nhái. Đồ mồi ở Tạm Thương có từ những món phổ biến như nem chua rán, củ đậu, xoài xanh, khô mực – cho đến những đặc sản quái chiêu như dế mèn, châu chấu, tiết  canh chim sẻ…Trong cùng 1 quán nhậu có thể tìm thấy đủ hạng người: các cô cậu sinh viên trẻ, mấy bác nhà văn, hoạ sĩ già, xích lô ba giác, cánh buôn bán đánh quả, dăm cô gái ăn sương làm vài ly cho đỡ mỏi trước khi vào “ca”…Vào tới ngõ mọi sự phân biệt hèn sang đều không còn giá trị, mọi người đều bình đẳng hưởng thụ không gian chếnh choáng sau những chung rượu say say êm lừ.

  Ngõ Cấm Chỉ giờ đã được đưa vào khu phố ẩm thực Việt Nam cùng với phố Tống Duy Tân, đặc sản 3 miền Bắc- Trung- Nam đều có ở Cấm Chỉ. Nhưng phàm là “trung tâm ẩm thực” người bán hay cốt lấy nhiều hơn là lấy tinh – đồ ăn xô bồ, phục vụ nhu cầu ăn tiện, ăn nhanh. Vì vậy những người sành sỏi, ăn uống gảy gót thường ngại không lai vãng đến đây. Cấm Chỉ không có giờ giới nghiêm, khuya đến mấy ngõ vẫn nườm nượp khách ra vào, tưng bừng đèn đuốc, mùi xào nấu, tiếng băm chặt. Vì vậy Cấm Chỉ đem lại niềm vui của đám đông, của không khí hội hè.

 Những “người tình chung thuỷ” của phở bò Hà Nội có thái độ rất miệt thị đối với phờ bò Nam Định- cơn lốc mới của du nhập văn hoá ẩm thực, theo lý của họ thì phở Nam Định thô và dai, ăn xong có cảm giác như vừa đạp 1 cuốc xích lô. Phở bò Hà Nội nước dùng ninh bằng xương ống bò, không cần tra mì chính vẫn ngọt thỉu, dậy đủ mùi của nước mắm chắt, gừng hành nướng, hoa hồi, thảo quả, quế cay. Ngõ Trung Yên trổ ra từ đoạn giữa phố bán đồ len Đinh Liệt, ngay đầu ngõ có hàng phở Sướng. Quán bé tí, bán suốt ngày đêm, phở ngon, nước dùng rất thanh, thịt đậm, miếng tái thì mềm, miếng nạm thì dòn, miếng gàu thì béo- ăn xong sướng hết cả người. Quán phở Sướng cũ kỹ như đặc điểm chung của mọi hàng quán “danh bất hư truyền” của khu phố cổ. Xế bên cạnh, ngay đầu ngõ là hàng nem tai bà Ngà. Cái vỉa hè rộng chừng 2 manh chiếu vào giờ cao điểm có thể dựng được hơn 20 người ăn. Nem tai bà Ngà có màu hồng trong, thính trộn từ gạo nếp, đỗ xanh, đỗ tương rang vàng hươm toả mùi thơm ngậy. Nem cuốn cùng lá sung, đinh lăng, kinh giới, bánh tráng- ăn ghém với ít quả sung giầm tỏi ớt, là món hàng quà mê mẩn của biết bao cô cậu học trò. Tô Tịch mùa hè là ngõ sinh tố, trái cây dầm; mùa đông là ngõ hạt dẻ rang. Vào những chiều đông giá lạnh, ngồi ở con ngõ nhỏ cắt phố Ấu Triệu ngay bên hông Nhà Thờ Lớn, ủ tay trên lò than hoa, nhâm nhi mấy con mực nướng, lắng nghe tiếng chuông nhà thờ chầm chậm thả vào thinh không- tưởng rằng có thể quên sạch mọi ưu phiền trên đời.

  Trong mỗi ngõ Hà Nội đều có vài hàng trà chén. Mùa đông chủ lực quân là trà nóng, mùa hè trà đá. Không “liêu xiêu một câu thơ”, cũng chẳng lều cột võng mái gì, chỉ bộ giỏ tích, khay chén, hộp kẹp lạc đựng lẫn kẹo cao su, dăm bao thuốc lá, sang ra thì có thêm quả ổi xanh, xoài chua, đĩa muối ớt…thế là đã thành cơ ngơi một hàng trà chén. Người bán nước là người kể chuyện của đường phố, trạm thu- phát những bản tin vỉa hè. Ngồi đầu ngõ uống xong 2 chén nước, có thể biết đủ các tin chạy âm đen trên trang nhất các báo vừa ra buổi sáng; cũng như chuyện đêm qua trong ngõ nhà ai vợ chồng xích mích, nhà ai con bị nghiện, cho đến chuyện biệt thự công biến thành nhà tư đang làm nóng toàn thành phố.

   Những ngày nhàn rỗi tôi tự thưởng cho mình một buổi chiều không bon chen, không hạn định công việc, không giận dữ người tình. Bằng cách tự thu xếp cho mình 1 diện tích khiêm tốn trên vỉa hè, hay trong lòng quán chật chội ám màu cũ kỹ nơi ngõ nhỏ. Ngồi mà im lặng, thả lỏng hoàn toàn, thấy mình vơ vẩn như một cái lá cây được thổi vèo xuống ngõ. Ngồi sẽ chứng kiến một đời sống chuyển động không ngừng, với đủ trạng thái hỉ-nộ-ái-ố, những nỗi ngậm ngùi cũng như vẻ hồn hậu toả ra từ đời sống rất đỗi sinh động của ngõ. Từ ngõ nhỏ, tôi ngồi để nhìn ra những ẩn tình giản dị và mật thiết của thân phận người và phố….

 

 

 

TRẦN THU HÀ: Tôi như cánh diều, chồng là sợi dây nối đất

 

 

    Trần Thu Hà tuổi Đinh Tỵ, bén nhạy như dao sắc, tin vào mình đến cực đoan. Từ khi xuất hiện trong âm nhạc, Hà đã từ chối cách đi dễ dàng và an toàn là nương theo thị trường. Chọn đường hẹp, thậm chí mở đường mà đi –Hà tự rạch ròi với những sản phẩm của mình: album mới không phải chỉ là bán đĩa mà phải gây ảnh hưởng! Bởi thế, mỗi khi Diva trẻ tuổi nhất xuất hiện trở lại, nhạc Việt dù có đang trong cơn ủ ê dài ngày, vẫn dậy lên những vòng sóng phấn khích.

Chị rời Việt Nam đã được gần 10 năm. Nhưng tới giờ thị trường và các sản phẩm chính của Trần Thu Hà vẫn hướng vào khán giả trong nước (trường hợp duy nhất chăng?). Chị cố gắng bảo toàn điều này, hay ở thế đành chấp nhận?

+Do đặc thù âm nhạc, lượng fan base (khán giả nòng cốt) của tôi chủ yếu ở trong nước.  Hãy tưởng tượng những sản phẩm trong nước chung thành với không gian nghệ thuật, cực đoan với âm nhạc của tôi thì những sản phẩm dành cho thị trường Hải Ngoại sẽ mang tính đại chúng nhiều hơn. Tôi không gặp trở ngại, hay bế tắc ở hải ngoại với fans Hà Trần ở Hải ngoại.  Tôi có thể làm nhũng album riêng phù hợp với nhu cầu của thị trường Hải Ngoại vẫn trên tinh thần âm nhạc của tôi, nhưng tôi chưa muốn. Dù tôi biết chắc chắn đi con đường đó tôi không những thành công hơn nhiều ở Hải Ngoại mà cả trong nước nữa. Tỉ dụ những album như “Hà Trần 9803” với tôi là dễ làm, dễ nghe và bán chạy cả ở 2 thị trường, nhưng với tôi lại không phải là một thách thức. Thực tế là gout thưởng thức nhạc ở hai thị trường rất khác nhau, khán giả Hải Ngoại hướng về hoài niệm quá khứ, hoặc đề cao tính giải trí.  Khán giả trong nước nhiều gout thưởng thức khác nhau hơn, quan trọng là tôi thấy có lượng công chúng khá đông đảo với nhu cầu khám phá cái mới, họ đồng điệu với tinh thần âm nhạc của mình.

-“Làm sao để sáng tạo theo đúng cách mình lựa chọn?”- điều này thường là áp lực không nhỏ với các nghệ sĩ theo tinh thần độc lập. Chị có bị phân vân bởi sự vồ vập hay lạnh nhạt của công chúng? Trong các dự án của mình, điều chi phối mạnh mẽ nhất và khiến chị lo lắng thường là gì?

+Đứng trước mỗi dự án tôi luôn có những lo lắng khác nhau, tùy theo tính chất của dự án đó.  Trong tình trạng bão hòa hiện nay gánh lo âu và lúng túng lên tất cả các mảng thị trường, ko riêng ai. Nhưng theo tôi thì mỗi người vẫn phải làm việc tiếp tục, và phát triển bản thân, góp gió thành bão… Với âm nhạc, trước hết tôi luôn làm cho chính mình, vì niềm tin của mình – nên tôi ít bị tác đông từ bên ngoài, dù tôi rất trân trọng những ý kiến phản hồi của người nghe. .

-“Đối thoại 06” ra đời cũng đã gần 5 năm, các album sau này như album “Tình ca qua thế kỷ” hay “Trần Tiến”  giống sản phẩm hợp tuyển hơn là dự án mới theo quan điểm có phần cực đoan của chị. Vì sao một người dồi dào năng lượng như chị lại phải “dè sẻn” mình như thế?

+Thú thực là có 1 khoảng lặng tôi không hứng thú làm việc trước sự bão hòa và hỗn loạn của thị trường âm nhạc. Rồi sau  tôi tự thấy những hỗn loạn ấy xét cho cùng chả liên quan đến mình. Còn thứ để nói, còn cái để làm thì tôi cứ làm thôi. Nếu bảo tôi không làm gì thì cũng không đúng, chính xác hơn là tôi không xuất bản, vì sau album “Trần Tiến” 3 năm nay tôi vẫn âm thầm làm đĩa “Vi sinh”, “Mầm Hạt” và tập thơ “Thập kỷ Yêu”. Cả 3 sản phẩm sẽ đồng loạt ra mắt trong dịp về nước lần này của tôi.

Nhưng nhìn khía cạnh khác thì chính những công chúng chính thống của âm nhạc thời gian qua đã bị bội bạc. Họ không tìm được gì tử tế để nghe, khi những người làm nghề tiên phong chỉ ngồi đó mà chê trách, hay những cá tính có khả năng truyền lửa thì chỉ im lìm, chí thú với tư gia. Điều này thì sao?

+Tôi thấy khoảng lặng vừa qua của nhạc Việt là quãng thời gian mệt mỏi.  Có người, như chị nói, ngồi đó chê trách, không làm gì cả. Có những cá nhân có khả năng thì hoặc chán nản, hoặc mất tự tin khi những sản phẩm của họ không được chào đón nồng nhiệt, trong khi tác động từ các sản phẩm bình dân khác lại rầm rộ. Mà làm nghệ thuật chính thống thì trăm lần cực nhọc hơn bán đại trà chứ. Tôi cũng rơi vào một trạng thái chán như thế nhiều năm, nhưng tôi không thích ngồi đó ý kiến ý cò, tôi quan niệm làm được hẵng nói, không thì hãy im lặng.

-Tôi nghĩ hẳn không tình cờ khi chị chọn cách công bố một lúc cả “chùm” dự án mới. Những sản phẩm này, về ý tưởng có kết nối gì với nhau?

+Cả 3 sẳn phẩm đều nằm trong một ý nghĩa chung. “Vi Sinh” là cái lõi máu thịt, trong một hình thức điện tử, đó là câu hỏi về con người (phần hữu cơ, các kết cấu cơ bản)  trong một thế giới của máy tính, của cơ khí, điện tử, giữa khô lạnh của thế giới hiện đại.  Đĩa dùng âm thanh chát chúa của điện tử làm phương tiện, để chuyển tải cái thần hồn của người. “Mầm hạt” lại là một đĩa electro country/blues, 14 bài hát trên nhạc phối hợp phần mềm với nhạc sống.  Đây là câu chuyện về cuộc hành trình của một con người qua tất cả các rắc rối cá nhân và đời sống, gọt giũa điều chỉnh và cả hủy bỏ những đặc điểm di truyền, những phần chưa hoàn chỉnh để trưởng thành, và được tái sinh một lần nữa – là khi mầm hạt ra đời cho chính cá nhân đó một đời sống mới, hoặc gieo xuống 1 mầm hạt của chính mình. “Thập kỷ yêu” là một phần đời tuổi trẻ đã qua, ghi lại tất cả những phức tạp và đời sống nội tại của tôi trong quá trình vận động đến ngày hôm nay.  “Thập kỷ Yêu” mượn ái tình là cách nói, không thuần túy chỉ là thơ tình như tên gọi của nó.  Vì trong chữ YÊU này hàm chứa tình yêu lớn với con người và đời sống. Cũng vậy, nhân vật “ANH” trong các bài thơ của tôi chỉ là 1 sự làm vì để biểu hiện TÔI suy nghĩ gì, thác mắc gì, triết lí sống của tôi ra sao.

-“Ghi lại tất cả những phức tạp và đời sống nội tại của tôi trong quá trình vận động đến ngày hôm nay”. Vậy nhìn lại, chị thấy tuổi trẻ của mình thế nào, cái cảm giác “xem nhật ký” ấy?

+ Đọc thơ sẽ thấy người, là buồn, sâu sắc và bén. Vậy thì tuổi trẻ không suôn sẻ, không thể hồn nhiên bình lặng như phần đông bạn đồng lứa, nhưng sẽ đầy ắp những hành trình mà một người nhút nhát sẽ không bao giờ có được.  Bởi thế tôi tự trả lời được cho mình: tại sao  những ngày đó, mình tuổi ít mà đã già dặn, có thể cảm và hiểu để bầu bạn với người thế hệ nhạc sĩ cha chú của mình, để có thể hát được âm nhạc của họ bằng cách như thế.

-Phải chăng những cái “buồn, sâu sắc và bén” ấy là hệ quả của tuổi thơ khác thường và tổn thương (của một đứa bé sinh ra trong gia đình toàn người nổi tiếng nhưng lại sớm mồ côi)? Ừ thì chẳng ai lựa chọn số phận, nhưng giá như an nhàn và ấm áp hơn thì hẳn tốt cho một đứa con gái?

+Đã gọi là không được chọn lựa, thì vẫn phải sống và vươn lên thôi.  Mình là một mầm hạt, không có vun trồng thì tự vun trồng chứ chẳng lẽ để mục ruỗng ra à?  An nhàn đối với tôi là nhạt nhẽo, biết đâu chả lại mệt hơn? Trước sau một con người cũng phải trải qua những thách thức thực tế, mà sự bảo bọc gia đình ấm áp quá sẽ càng làm vật cản lớn, sức ỳ lớn hơn thôi.

-Chân dung “cô ấy” trong thơ có khác “cô ấy” trong âm nhạc?

+Tôi nghĩ thơ hay nhạc chỉ có phương thức biểu hiện khác nhau, nhưng vẫn là 1 người.  Con người của tôi có nhiều góc cạnh, chỗ thì phô ra trong nhạc, chỗ để lại trong thơ.  Thơ riêng tư hơn, vì là của mình viết về đời mình.  Nhưng cảm giác tự viết nhạc thì cũng vậy, và lí thú hơn 100 lần. Tôi tự thấy mình nữ tính hơn với cách biểu hiện trong thơ.  Tính nữ của tôi nếu đến giai đoạn nhất định nào đó mới bùng phát trong nhạc, thì ở thơ là ngay từ đầu. Âm nhạc cho tôi sự thú vị được sống qua cuộc đời nhiều người khác, thì thơ là thú vị được khám phá chính đời sống nội tâm của mình

-Vậy vì sao tới giờ chị lại quyết định chia sẻ cái phần riêng tư đã cất kỹ của hơn 10 năm ấy?

+Như đã nói, tại vì tôi thấy thơ quá riêng tư, nhiều khi chỉ nói cho 1 người.  Đời sống trưởng thành, già dặn hơn thì mình đủ tự tin để biến cái “cho 1 người đó” thành ngôn ngữ cho nhiều người, ai cũng có thể thấy 1 góc của mình trong đó. Những quyết định của tôi là đúng thời điểm chứ không đốt cháy giai đoạn được. Giờ là lúc tôi muốn khép lại những công việc dang dở, những hành trang cũ của cuộc sống mình để hào hứng sang trang mới.  Và thơ trở thành món quà tặng cho người hâm mộ cả gần 2 thập kỷ qua đã theo dõi Hà Trần, yêu mến và tôn trọng riêng tư của cô ấy.

-Tôi  không biết liệu chị  có dè dặt nào với quyết định in sách? Vì ở vị trí của chị hoàn toàn không giống với một cây bút vô danh tên là Trần Thu Hà ra tập thơ đầu tiên?

+Tôi không dè dặt vì khi quyết định làm gì, tôi luôn có ý tưởng để thành sản phẩm của Hà Tràn, tất cả những gì tôi đã-đang và sẽ làm không có ranh giới khoanh vùng của thể loại.  Thơ hay hát thì cũng là sản phảm Hà Trần, mang thương hiệu của Hà Trần mà thôi. Tất cả các loại hình nghệ thuật (hay có thể cả kinh doanh sau này ai biết) chỉ là cái phương tiện để biểu hiện tư tưởng cá nhân của tôi.Tập thơ này tôi tự biên tập, chỉ nhờ nhà thơ Trân Sa bên Hải ngoại giúp hiệu đính. Tôi thấy tin vào mình là tốt nhất, vì thơ quá riêng tư, các nhà thơ thường cực đoan kiểu của họ. Mình không là nhà gì cả, thì cứ tin vào cảm xúc và câu chuyện của mình, và gọt giũa lại chữ nghĩa thôi.

-Để ý, tôi  luôn thấy, khi vừa kết thúc 1 dự án đã thấy chị hình dung rất rõ con đường cho dự án nối tiếp. Hoạch định các chặng đường mình cần đi, cần làm kiểu rất tỉnh táo và rạch ròi- đây mới là thế mạnh của Trần Thu Hà chứ không phải sự ngẫu hứng và cảm tính theo cách nghệ sĩ?

+Tự tôi không có lối suy nghĩ phân bì đó, tôi thấy quan niệm nghệ sĩ phải mơ mộng, ngẫu hứng, cảm tính là kiểu suy nghĩ “hủ lậu” cần gạt bỏ. Bởi đã cảm tính, ngẫu hứng thì thường thiếu khoa học, thiếu sự quản lý- điều mà thế hệ nghệ sĩ thời nay thức thời phải nắm bắt. Nghệ sĩ thời nay nói cho chính thế giới nội tại của họ, họ không phải là công cụ của một tư tưởng hay thể chế chính trị. Thêm nữa nghệ thuật và khoa học rất gần nhau, tưởng tượng như nhìn vào 2 đầu của một hình quang phổ, đều là tìm đến cội rễ của sự sống, tìm sự giải thích hiện hữu của thế giới và con người.

-Album hát ru được sản xuất khi chị đang chuẩn bị làm mẹ, hẳn đó là món quà chào đón thành viên mới của gia đình?

+Đúng vậy. Tôi nuôi con ở Mỹ nên băn khoăn lớn là làm sao để cháu gần gũi với cội rễ, với gia đình bên VN. Tôi làm đĩa cho con nghe, tạo một động lực để sau này cháu học tiếng Việt qua âm nhạc. Dự định album sẽ đặt tựa Hà Trần Hát Ru “9” – số 9 là 9 tháng, 9 bài ru. Các bài hát ru trong album này do vợ chồng tôi tự viết, giống như những cuộc trò chuyện thương yêu với em bé của chúng tôi. Phụ nữ thường nhiều năng lượng trong thời gian mang thai, tôi muốn lưu lại kỷ niệm về cảm xúc hạnh phúc đặc biệt này trong những tháng ngày đợi chờ con ra đời.

 -Vợ chồng chị càng ngày càng giống một cặp bạn thân hơn là tình nhân- điều này thật đặc biệt, (người ta thường dễ chán người tình chứ ít khi chán tri kỷ). Bọn chị chung nhau tính cách gì, bù đắp cho nhau điều gì?

+Tôi thấy mình rất may mắn có một quan hệ như thế với chồng. Chúng tôi giống như 2 mặt của một tấm gương, có khác biệt, nhưng là khác biệt bổ trợ. Trong mọi vấn đề chúng tôi cũng có tranh luận, nhưng cơ bản thì luôn đồng tình với nhau, luôn bổ sung ý kiến cho nhau.  Tôi thấy làm việc với anh Bình trong âm nhạc rất dễ chịu, dù phong cách âm nhạc chúng tôi khác nhau. Anh Bình hướng đến sự đơn giản, đằm và vững vàng, chắc chắn theo kiểu đàn ông. Tôi thì thích sự phức tạp, ngẫu hứng và biến báo đa chiều. Anh ấy giống như sợi dây diều nối tôi an toàn với mặt đất.  Tôi thỏa sức bay bổng mà không phải lo sợ mình có thể sẽ bị đứt dây gãy cánh.

Phần Không – Âm – Nhạc trong cuộc sống của chị là gì?

+Tôi không phù hợp với đám đông, tự thấy mình chẳng đủ phù phiếm và tính “say ánh đèn” cần có của người dính líu đến showbiz . Tôi chỉ thấy thoải mái với cuộc sống không bị lộ sáng, hạnh phúc và được sống đúng là mình nhất trong không gian ấm cúng, thân thuộc của gia đình và những người thân yêu. Ngoài âm nhạc, cuộc sống của tôi là những ngày thường đơn giản và yên bình: chăm sóc nhà cửa, trồng cây, ở nhà đọc sách và nấu ăn. “Thập kỷ yêu” cũng là một trải nghiệm ngoài âm nhạc của tôi, và còn nhiều bí mật khác nữa chính tôi cũng đang tiếp tục đào sâu vào bản thân. Để được sống vui vẻ, sảng khoái và tràn đầy năng lượng, tôi không hạn chế mình bất cứ điều gì.

-Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này! Chúc chị và em bé thật mạnh khỏe, bình an!

Ký ức Hà Nội và một số phận buồn

 

    Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Duy Kiên (1911-1979) sinh ra và sống giữa lòng phố cổ Hà Nội. Ông chơi ảnh và chụp ảnh chỉ như để ghi lại ký ức của mình về một Hà Nội mà cả đời ông và gia đình gắn bó. Hà Nội hiện diện trong ảnh của Nguyễn Duy Kiên ăm ắp tình với những khuôn diện thanh lịch, những di tích già nua nhuộm màu thời gian nhưng đầy sức sống, những vùng quê ngoại ô lam lũ mà vẫn toát lên cốt cách của một xứ sở văn hiến. Chủ nhân của những bức hình tuyệt đẹp về Hà Nội lại có một số phận nhiều buồn thương…

 

Người vợ hiền

   Dấu vết còn lại nguyên vẹn của một tư gia quý tộc Hà Nội gốc chỉ còn lại căn buồng trên gác 2, nơi bà quả phụ Nguyễn Duy Kiên đang sống. Trong căn phòng u tịch màu thời gian, bà lão phúc hậu đã 88 tuổi hàng ngày vẫn dạy bọn trẻ dưới tấm bảng gỗ sơn then khắc những lời giáo huấn của tổ tiên bằng chữ Hán.

Tên thời con gái của bà Kiên là Phạm Thị Miễn. Cô Miễn xưa là cô giáo trường tư thục, nhà nghèo, bố mất sớm để lại người vợ góa nuôi 8 đứa con côi.  Nguyễn Duy Kiên là ông chủ tiệm thuốc Bắc, người vợ đầu qua đời sau một lần sinh nở, ông gà trống nuôi 4 con thơ. Ông Kiên đem lòng cảm mến cô giáo nhỏ nhắn hiền lành, rất mực yêu trẻ. Mẹ cô Miễn muốn gả con vào nơi yên ấm, người con gái một lòng vì chữ hiếu mà nhận lời gá nghĩa, về chăm sóc đàn con dại cho ông Kiên. Cô Miễn trở thành bà Kiên, học nghề bán thuốc, chăm chút chồng con hết lòng tận tụy. Bà và ông có thêm một người con gái, so với 4 con riêng của chồng- yêu thương bà Kiên dành cho lũ trẻ luôn công bằng.

Đam mê nhiếp ảnh từ thời trai trẻ, Nguyễn Duy Kiên là bạn ảnh cùng thời với Lê Đình Chữ, Võ An Ninh, Phạm Văn Mùi, Đỗ Huân…Ông chơi ảnh rất công phu: sắm buồng tối tại nhà, tự tay in phóng ảnh, mày mò tìm ra các kỹ xảo. Rời hiệu thuốc là ông lại lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội để ghi lại từng vẻ đẹp phong cảnh và con người, những biến chuyển thời cuộc in dấu lên từng con phố mà ông thân quen từ thơ bé. Nguyễn Duy Kiên chụp ảnh cho Hà Nội của chính ông. Những khuôn hình nghiêm cẩn, kỹ càng  và chan chứa tình. Sau này, khi di sản tinh thần của ông đến tay những nhà chuyên môn, họ đã choáng váng vì những bức ảnh quá đẹp. Quan trọng hơn- di sản ấy còn là những sử liệu vô giá bằng hình ảnh về Hà Nội trong suốt 20 năm nhiều biến động 1940-1960.

Những ngày buồn thương

 

Với 5 đứa con, người vợ đảm đang hết mực tin yêu chồng, Nguyễn Duy Kiên yên ổn với cuộc sống của mình – chỉ cần ông còn được chụp ảnh. Nhưng tai nạn đã ập đến với họ bất ngờ, để rồi tổ ấm của họ phải sẻ đàn tan nghé. Đó là một ngày của năm 1967, Nguyễn Duy Kiên có lệnh khám nhà. Người ta tìm thấy trong kho ảnh của ông có 1 tấm hình khỏa thân. Sau này bạn bè ông nói đó là tấm ảnh một người đến phóng nhờ buồng tối rồi để quên lại, cũng có người nói ông chụp để gửi dự thi quốc tế, vì BTC yêu cầu hồ sơ bộ ảnh phải đủ tĩnh vật- phong cảnh- chân dung và ảnh khỏa thân. Không ai biết chính xác “lý lịch”  tấm ảnh định mệnh ấy, còn Nguyễn Duy Kiên thì chỉ im lặng.  Bị kết tội chụp ảnh suy đồi cái tội đủ để làm tan nát danh dự một gia tộc. Quá khứ đã qua, nhưng ám ảnh kinh hoàng vấn đọng trong lời kể của bà Kiên: “Chồng tôi đau đớn lắm, nhưng ông biết thời thế, biết phận mình phải như thế. Oan khuất biết kêu ai? Nên bố cháu chỉ im lặng. Ông bị xử điển hình, kết án 11 năm tù. Chồng tôi cải tạo tạn Lào Cai- xứ rừng thiêng nước độc. Cứ nửa năm tôi và cháu lớn lại được lên thăm bố cháu một lần, đường rừng toàn đá tai mèo nhọn sắc, hai mẹ con đi bộ hàng chục cây số máu rỏ dọc đường. Mỗi lần thăm  bố cháu lại tiều tụy hơn”. Ông bị bệnh thận, bà Miễn viết đơn xin giảm án cho chồng, Nguyễn Duy Kiên đựơc trở về với gia đình sau 8 năm thụ án. Ông về, nhớ nghề ảnh thì mang máy ra chụp loanh quanh trong nhà, ông không dám ra ngoài, bạn bè cũng e ngại không còn ai lui tới. Đoàn tụ của họ lặng lẽ và ngậm ngùi, chẳng nỡ làm nhau đau hơn – ông không kể những ngày trên trại, bà không kể những năm tháng một mình tủi cực nuôi con. Năm 1979, ở với vợ con đựoc 4 năm thì ông mất vì sức khỏe suy kiệt.Bà Kiên vẫn rơm rớm nước mắt khi nhớ lại: “Khi bố cháu mất, danh dự vẫn chưa được rửa, ông ấy xuôi tay mà không nhắm được mắt…”

Toàn bộ kho ảnh của Nguyễn Duy Kiên hiện chỉ còn khoảng 200 bức ảnh bà Kiên giữ lại được, suốt mấy chục năm thỉnh thoảng bà lại mang tập ảnh ra phơi cho khỏi hỏng. May mắn thay, qua ngần ấy năm trời những tấm ảnh vẫn lành lặn. Bà cất giữ  ảnh vì thương nhớ chồng, chứ không dám nghĩ sẽ có một ngày những tác phẩm ấy được trả lại giá trị, được đem ra trước công chúng.

Hà Nội và những ký ức còn lại

Bộ sưu tập riêng tư, gia tài tinh thần của Nguyễn Duy Kiên một lần tình cờ lọt vào “mắt xanh” của hai nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo và Trịnh Tiến, nhà sử học Dương Trung Quốc. Suốt 10 năm các ông đã cố gắng giới thiệu đến công chúng một “di sản tinh thần bằng hình ảnh của Hà Nội lâu nay bị thời gian làm khuất lấp” (lời nhà sử học Dương Trung Quốc). Sau hai lần triển lãm ở Hà Nội (1999) và TP HCM (2000), năm 2007 cuốn sách ảnh Nguyễn Duy Kiên- Những ký ức còn lại chính thức ra mắt công chúng. Hà Nội năm 1946 của Nguyễn Duy Kiên là một bộ ảnh hiếm và đặc biệt quý giá. Bởi đến nay rất ít tài liệu bằng hình còn lưu giữ được hình ảnh của một Hà Nội tan hoang và bi tráng trong những ngày “tiêu thổ kháng chiến”. Ngày giải phóng thủ đô, có một tấm ảnh duy nhất ở góc máy từ trên cao, cho thấy cả biển người như sóng dậy đón ngày giải phóng với đầy tràn khí thế và hy vọng- đó là ảnh của Nguyễn Duy Kiên. Chất thông tấn đặc sắc của bức ảnh này đã khiến ký ức cá nhân của người chụp trở thành ký ức vô giá của cả cộng đồng. Nguyễn Duy Kiên có một mảng ảnh rất thanh thản và đượm tình. Đó là khi ông chụp tổ ấm của mình: chân dung người vợ trẻ với đôi mắt ánh ngời thanh xuân (ông đề ảnh là “Nam Quốc xuân quang– ánh xuân của nước Nam), cũng người vợ ấy khi đứng bán thuốc theo nghiệp chồng, khi âu yếm đứa con gái đầu lòng; ảnh bọn trẻ trong nhà cùng nhau chơi những trò đồ hàng thơ ngây của con trẻ…

Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo nói: “Không chỉ là mỹ cảm về tinh thần Hà Nội xưa, ảnh của Nguyễn Duy Kiên còn là nguồn tư liệu quý giá và đa chiều cho các nhà nghiên cứu xã hội học, sử học, kiến trúc, thời trang. Những bức ảnh của Nguyễn Duy Kiên lý giải thế nào là tinh thần Hà Nội, thế nào là thanh lịch, hồn hậu…Hà Nội trong ảnh của ông là những ngày tháng nghèo khó, không an nhàn, những ngày biến động vì chiến tranh. Người Hà Nội nào cũng sẽ gặp lại chính mình trong ảnh của ông, tôi tin vậy. Chất thi ca và hiện thực trong ảnh ông mãnh liệt đến nỗi những nhân vật của ông – ta thấy như người thân quanh mình. Phải yêu Hà Nội vô cùng mới có thể chụp có tình như thế. Việc làm sống dậy “những ký ức còn lại” của Nguyễn Duy Kiên không đơn giản chỉ để giới thiệu về một tác giả. Mà tôi nghĩ mình đã làm được một điều gì đó có ích cho Hà Nội của tôi”.

Căn gác 2 quanh năm trầm u trong khói nhang thoang thoảng. Gian phòng lớn bà Kiên dành để thờ chồng, người vợ cả cùng 2 người con chồng. Bà cùng người con gái (cũng góa bụa) ở tiệm tùng và thanh bạch trong căn phòng nhỏ. Nhiều người đến hỏi mua những bức hình của Nguyễn Duy Kiên, bà đều từ chối: “Nhà tôi chỉ để lại đựợc có thế này, tôi phải giữ gìn di sản của ông cho nguyên vẹn”. Bà Kiên luôn có một niềm tin chắc chắn rằng, giờ đây ông đã được ngậm cười nơi chín suối…